Sau quan hệ, cô gái trẻ phát hiện vùng kín ra m.áu ồ ạt, được xác định do thủng cùng đồ.
Bài Viết Liên Quan
- 14 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị nhiễm các độc tố gây hại
- Phát hiện mới: Bỏ ăn sáng có thể gây hại cho chức năng nhận thức
- ‘Ngã ngửa’ với công dụng thực của nhụy hoa nghệ tây giá gần nửa tỷ 1kg
Ảnh minh họa
BS Lê Thị Kim Dung, Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp cho biết, cô gái 23 t.uổi ở Hà Nội đến khám do ra m.áu nhiều vùng â.m đ.ạo không rõ nguyên nhân.
Cô chia sẻ, trước đó có quan hệ với bạn trai khá cuồng nhiệt và đây không phải lần đầu. Khi thăm khám, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị thủng cùng đồ, là nguyên nhân gây ra m.áu không cầm.
BS Dung cho biết, cùng đồ là nơi â.m đ.ạo bám vào tử cung theo một đường vòng tạo ra các cùng đồ (trước, sau và hai bên). Đây là là lớp cơ rất mỏng để ngăn cách, che không cho các tổ chức gan, ruột bị lộ ra ngoài và đóng vai trò bảo vệ vô khuẩn trong môi trường â.m đ.ạo và buồng tử cung, chống vi khuẩn xâm nhập.
Rách hay thủng cùng đồ là một tai nạn không hiếm khi quan hệ chăn gối, đa số trường hợp đều do bạn nam quan hệ quá mạnh hoặc ở tư thế lạ. Tai nạn này thường gặp ở phụ nữ trẻ, tuy nhiên, một số trường hợp nhiều t.uổi cũng gặp tai nạn này do â.m đ.ạo khô, mất khả năng đàn hồi, tử cung co nhỏ.
Khai thác kĩ trường hợp trên, cô gái cho biết cả hai quan hệ ở tư thế cổ điển song bạn trai quá “tích cực”. Khi thủng cùng đồ, người phụ nữ thường bị ra máy â.m đ.ạo, đau đớn.
BS Dung cho biết, trường hợp cùng đồ rách ít có thể tự lành, tuy nhiên trường hợp nữ bệnh nhân nói trên rách lớn, m.áu c.hảy nhiều nên phải khâu cầm m.áu, tránh ruột lộ ra ngoài, đồng thời yêu cầu bệnh nhân đi lại nhẹ nhàng, kiêng cữ quan hệ ít nhất 2 tuần.
Sau khi xử trí, người phụ nữ rất cần được chia sẻ, thấu hiểu để tránh tâm lý lo sợ, ám ảnh mỗi khi quan hệ.
Để tránh tai nạn đáng tiếc, BS Dung khuyên các cặp đôi cần có sự chia sẻ trước khi quan hệ, thực hiện các động tác nhẹ nhàng, tránh dùng sức quá mạnh, thử các tư thế khác thường.
Theo BS Dung, nhiều người quan niệm phải mạnh, phải sâu mới đạt khoái cảm là sai lầm. Thực tế, phần dễ “rung cảm” nhất ở phụ nữ là 1/3 phía ngoài â.m đ.ạo.
Nhiều bệnh nhân bị lún, xẹp đốt sống được điều trị hiệu quả bằng… bơm xi măng
Gặp một tai nạn sinh hoạt thông thường khi bị ngã ngồi về phía sau, tuy nhiên do t.uổi cao khiến ông Nguyễn Văn Cương (67 t.uổi, Thanh Trì, Hà Nội) bị gãy lún đốt sống L2, không thể đi lại được…
Các bác sĩ thực hiện bơm xi măng trên máy DSA
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cho biết, các bác sĩ viện này vừa áp dụng phương pháp hiện đại để điều trị thành công cho một bệnh nhân cao t.uổi bị tai nạn sinh hoạt.
Theo đó, đầu tháng 12, bệnh nhân Nguyễn Văn Cương, 67 t.uổi, vào Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp với lý do đau chói cột sống thắt lưng sau ngã ngồi. Sau khi chụp MRI, CTscanner, XQuang cột sống thắt lưng, bệnh nhân được chẩn đoán gãy lún đốt sống L2/tai nạn sinh hoạt.
Đây là bệnh có nhiều phương pháp, kỹ thuật điều trị song đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến, nhất là ở người bệnh cao t.uổi. Cũng vì thế, sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định tạo hình thân đốt sống có bóng (Kyphoplasty) – một can thiệp ít xâm xấm, có tỷ lệ biến chứng rất thấp – cho bệnh nhân Cương.
Theo BS.CKII Lê Việt, Trưởng khoa Ngoại chấn thương của bệnh viện – người trực tiếp thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân, mục đích của tạo hình đốt sống có bóng là giảm đau do gãy xương, làm vững đốt sống và khôi phục chiều cao của đốt sống bị xẹp.
Nhóm phẫu thuật đã tiến hành can thiệp bơm xi măng tạo hình thân đốt sống L2 cho bệnh nhân Cương bằng hệ thống bơm bóng Ball Kyphoplasty (BKP) dưới hướng dẫn của hệ thống máy DSA. Chỉ một ngày sau can thiệp bằng phương pháp hiện đại này, bệnh nhân đã có thể ngồi, đi lại được.
Bác sĩ Việt cho biết thêm, khoa Ngoại chấn thương – Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp tiến hành thực hiện Bơm xi măng tạo hình thân đốt sống từ tháng 4-2020, đến nay đã thực hiện thành công hơn 20 ca. Tất cả các bệnh nhân sau can thiệp đều hết đau, ngồi dậy đi được sau 1 ngày.
Phương pháp bơm xi măng tạo hình thân đốt sống được chỉ định với các trường hợp: Tự gãy lún đốt sống do loãng xương, Gãy lún đốt sống sau ngã ngồi, U m.áu đốt sống (Hemangioma) gây xẹp đốt sống, U di căn đốt sống.
Đối tượng dễ bị lún đốt sống gồm những người bị loãng xương, người lớn t.uổi, sau ngã ngồi đ.ập mông xuống nền cứng.
Vì thế, để phòng ngừa cũng như phát hiện kịp thời tình trạng lún/xẹp đốt sống, các bác sĩ khuyến cáo người cao t.uổi, nhất là phụ nữ mãn kinh cần có chế độ sinh hoạt điều độ về dinh dưỡng và tập luyện; hạn chế sai tư thế khi thực hiện các động tác thể dục, tránh những tư thế xấu; tránh hoạt động quá mạnh; nên đi khám sức khỏe định kỳ…