Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, đơn vị vừa tiếp nhận 1 bệnh nhân bị ngộ độc do ăn phải bánh mỳ tẩm thuốc diệt chuột.
Theo đó, khoảng 19h30p tối 28/9, kíp trực của Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận bệnh nhân Trương Thị Ng. (SN 2012, ở thôn Đấp 2, xã Sơn Hải (Lục Ngạn) vào điều trị trong tình trạng hôn mê, huyết áp tụt, co giật được Trung tâm y tế huyện Lục Ngạn chuyển lên.
Ngay lập tức, các y, bác sĩ đã đặt đường ống thở và duy trì thở máy do phổi của bệnh nhân bị ảnh hưởng, đồng thời áp dụng phác đồ điều trị trong trường hợp ngộ độc. Trước đó, Trung tâm y tế Lục Ngạn đã rửa dạ dày cho cháu bé.
Bé Ng. đang được các bác sĩ tích cực điều trị. (Ảnh: Quốc Phương)
Qua khai thác từ người nhà bệnh nhân Nguyện được biết, thời gian gần đây, do xuất hiện nhiều chuột trong nhà nên mẹ cháu đi chợ Chũ có mua lọ thuốc diệt chuột. Loại thuốc diệt chuột này có dạng dung dịch màu đỏ, không nhãn mác, không ghi nơi sản xuất..
Sau đó, bố mẹ cháu Ng. đã tẩm thuốc diệt chuột vào một số mẩu bánh mỳ để ở góc nhà dụ chuột ăn. Tuy nhiên đến sáng 28/9, do mải đi làm đồng sớm, quên thu dọn, khi đi chơi về do đói bụng nên cháu Ng. nhặt bánh mỳ ăn. Đến khoảng 15 cùng ngày , mọi người phát hiện cháu Ng. đang đi thì bị ngã, có biểu hiện khó thở nên đã đưa cháu đi cấp cứu.
Chia sẻ với phóng viên, bác sĩ Ngọc Văn Lơ – Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc tiếp cho biết, đến sáng 29/9, bệnh nhi Ng. vẫn đang hôn mê nhưng các chỉ số sinh tồn đã chuyển biến tích cực so với lúc nhập viện và dần ổn định.
Theo nguoiduatin
Sai lầm nhiều người mắc khi sơ cứu người bị đột quỵ khiến bệnh trầm trọng hơn
Việc cạy miệng cho người bị đột quỵ uống viên an cung là điều cực kỳ nguy hiểm vì lúc này người bệnh dễ rơi vào trạng thái rối loạn nuốt. Đây là sai lầm mà nhiều người vẫn truyền tai nhau khi sơ cứu người đột quỵ.
Những năm gần đây, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ không ngừng tăng. Theo thống kê, số người đột quỵ tăng từ 1,7% lên 2,5%, tỉ lệ nam giới mắc gấp 4 lần nữ.
Hậu quả mà đột quỵ gây ra rất trầm trọng. Người bệnh có thể bị liệt nửa thân, mất khả năng giao tiếp, mất khả năng kiểm soát tiểu tiện, thậm chí hôn mê sâu và t.ử v.ong.
Ảnh minh họa
Đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ với bất kì ai, không phân biệt t.uổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe. Một người trẻ t.uổi đang có vẻ rất khoẻ mạnh, không bệnh tật cũng có thể bị đột quỵ bất cứ lúc nào.
Theo các chuyên gia, điều đáng tiếc là rất nhiều ca đột quỵ đều được chuyển đến BV khi đã qua giai đoạn vàng (khung giờ vàng cho bệnh nhân đột quỵ là trước 4,5 giờ, khi đó bác sĩ có thể dùng thuốc tiêu huyết khối, ở khung 6 giờ, bác sĩ vẫn có thể can thiệp cơ học lấy huyết khối). Nếu để qua giai đoạn này, bệnh nhân sẽ mất đi rất nhiều cơ hội được can thiệp cũng như khả năng hồi phục tối ưu sau này.
Những cách hiểu sai lầm thường mắc khi sơ cứu người bị đột quỵ
Bôi dầu, đ.ánh gió
Nhiều người chưa có kiến thức sơ cứu ban đầu, khi bị đột quỵ lại nghĩ bị cảm nên có thói quen bôi dầu, đ.ánh gió… đây là những xử trí sai lầm thường gặp gây hậu quả nặng nề về sau.
Đặt nằm yên một chỗ
Nhiều gia đình đưa bệnh nhân đột quỵ đến muộn vì hiểu rằng đột quỵ thì không được di chuyển nên để nằm yên một chỗ. Tuy nhiên, đây là nhận thức hết sức sai lầm. Bác sĩ khuyến cáo người bệnh không vận động mạnh, đề phòng bị ngã khiến bệnh nặng thêm. Nhưng cần phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến viện cấp cứu bằng cáng để bác sĩ kịp thời can thiệp.
Cho ăn, uống thuốc khi đột quỵ
Nhiều gia đình thấy người thân bị đột quỵ thường cho uống ngay 1 viên an cung. Tuy nhiên theo các chuyên gia đây là điều cực kỳ nguy hiểm do bệnh nhân bị đột quỵ thường rơi vào trạng thái rối loạn nuốt. Do đó tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hay uống bất cứ thứ gì. Nếu cứ cố cậy miệng bệnh nhân để nhét thuốc có thể gây tắc đường thở dẫn tới đột tử.
Người bị đột quỵ nên đặt nằm nơi thoáng, nghiêng qua một bên. Ảnh minh họa
Sơ cứu đúng cách khi có người bị đột quỵ
Khi phát hiện người có các dấu hiệu đột quỵ, cần xử trí đúng cách:
– Đỡ người bệnh để không bị té ngã chấn thương.
– Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói; móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.
– Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
– Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.
– Không để nằm chờ xem có khỏe lại không.
– Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…
– Phải đưa người bệnh vào bệnh viện càng nhanh càng tốt để có thể cứu sống kịp thời các phần não chưa c.hết nhưng đang bị thiếu m.áu nuôi, đang bị sưng, hoặc bị chèn ép.
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:
– Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
– Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
– Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường.
– Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.
– Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ
– Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.
Theo giadinh.net