Nằm nghỉ ngơi chờ cơ thể tự hồi phục hay uống thuốc hạ huyết áp, chích m.áu ngón tay… mà không đến viện ngay có thể khiến cái c.hết đến gần bệnh nhân đột quỵ hơn.
Đột quỵ hay tai biến mạch m.áu não là một bệnh lý cấp cứu mà người bệnh buộc phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt, để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, kịp thời. Tuy nhiên, hơn 70% ca đột quỵ đến bệnh viện muộn. Người nhà tự sơ cứu, điều trị khiến bệnh nhân mất đi “thời gian vàng”, di chứng tàn tật, t.ử v.ong tăng cao, bác sĩ Phạm Thị Ngọc Quyên, khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết.
Theo bác sĩ Quyên, sai lầm phổ biến trong sơ cứu đột quỵ là để người bệnh nằm ở nhà nghỉ ngơi, chờ đợi cơ thể tự hồi phục thay vì đưa ngay tới bệnh viện. Nhiều trường hợp người nhà cho bệnh nhân uống nước đường, nước chanh hoặc an cung ngưu hoàng hoàn… Bác sĩ nhận định đây là hành động vô cùng nguy hiểm, bởi bệnh nhân đột quỵ thường bị khó thở, rối loạn nuốt. Ăn uống trong lúc này có thể gây sặc, nghẹn, suy hô hấp nặng hơn.
Cho bệnh nhân uống ngay thuốc hạ huyết áp cũng là cách sơ cứu phản tác dụng. Bác sĩ lý giải, đột quỵ có hai dạng là nhồi m.áu não (do cục m.áu đông gây nghẽn mạch, chiếm khoảng 80%) và xuất huyết não (do vỡ mạch m.áu, khoảng 20%). Hai dạng này có triệu chứng giống nhau nhưng phương pháp điều trị lại khác nhau. Trường hợp nhồi m.áu não nếu bị hạ huyết áp đột ngột sẽ dẫn đến thiếu m.áu não nặng hơn; còn với trường hợp xuất huyết sẽ khiến huyết áp tụt quá sâu, bệnh nhân nguy cơ t.ử v.ong.
Với an cung ngưu hoàng hoàn, theo bác sĩ Quyên, thuốc được truyền miệng là có tác dụng dự phòng, cấp cứu đột quỵ, được nhiều người sử dụng, song thực tế hiệu quả của thuốc chưa được chứng minh và công bố công khai bằng các nghiên cứu khoa học. Một số báo cáo cho thấy thuốc an cung ngưu có chứa các chất gây rối loạn đông m.áu. Bệnh nhân đột quỵ do vỡ mạch m.áu não, uống thuốc này có thể khiến tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hơn.
Tương tự, các phương pháp dân gian chữa đột quỵ như chích m.áu 10 đầu ngón tay, nằm dốc ngược đầu, đứng một chân… đều không được chứng minh hiệu quả bằng khoa học. Việc chần chừ đưa người bệnh đi viện để thực hiện các cách này sẽ làm mất thời gian cấp cứu tốt nhất.
Bệnh nhân đột quỵ điều trị tại bệnh viện ở TP HCM. Ảnh: Thư Anh
Một sai lầm khác là tự lái xe đến bệnh viện cấp cứu, thường gặp với người ở một mình. “Người đột quỵ tuyệt đối không được tự điều khiển phương tiện giao thông”, bác sĩ Quyên khuyến cáo. Khi có dấu hiệu yếu liệt tay chân, khó nói, chóng mặt, đau đầu… là khả năng phản xạ đã giảm, tay chân yếu không xử trí được tình huống, nên khi tự lái xe có thể gây tai nạn giao thông. Do đó, người ở một mình nếu nghi ngờ đột quỵ, tốt nhất gọi ngay xe cấp cứu hoặc tìm người thân hỗ trợ đưa đến bệnh viện.
Trong thời gian chờ xe cứu thương, người bệnh cần nằm ở vị trí an toàn, đảm bảo không té ngã. Nên nằm nghiêng, ở tư thế thoải mái, để đàm nhớt trong miệng chảy ra ngoài, không trào ngược vào đường thở. Người nhà hãy nới lỏng quần áo và không cho họ ăn uống.
Nếu bệnh nhân khởi phát đột quỵ bằng cơn co giật, người nhà đừng cố gắng nhét bất cứ thứ gì vào miệng để ngăn cơn giật, như vậy có thể làm họ bị tắc đường thở. Lúc này, những đồ vật sắc nhọn phải cách xa, tránh va chạm làm người bệnh tổn thương thêm. Thông thường, cơn co giật sẽ tự dừng lại.
Khi chờ đợi xe cứu thương, người nhà cố gắng nhớ những loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng, để trả lời ngay khi nhân viên y tế hỏi sàng lọc, hỗ trợ loại bỏ những yếu tố chống chỉ định điều trị. Đặc biệt phải ghi nhớ thời điểm bệnh nhân khởi phát cơn đột quỵ. Nếu bệnh nhân nhồi m.áu não đến viện kịp “cửa sổ vàng” (4,5 giờ để tái thông mạch m.áu bằng thuốc tiêu sợi huyết, 6 giờ để lấy cục m.áu đông bằng dụng cụ cơ học), khả năng chữa khỏi và ít di chứng càng cao.
Hỏi nhanh về Covid-19: Sau khi trẻ tiêm vắc xin Covid-19, phụ huynh cần chú ý điều gì?
Xin bác sĩ cho tôi biết, sau khi cho trẻ tiêm vắc xin, phụ huynh cần chăm sóc, theo dõi trẻ như thế nào ạ? Cảm ơn bác sĩ! (B.Diệu, ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM)
Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Hiền Minh , Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trả lời: Sau khi trẻ tiêm vắc xin Covid-19, phụ huynh hay người trong gia đình nên bên cạnh trẻ 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng để có thể kịp thời phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm sau tiêm nếu có.
Tùy từng trẻ có thể có những triệu chứng sau tiêm khác nhau, kéo dài 2-3 ngày. Có những trường hợp triệu chứng có thể xuất hiện muộn hơn 7-14 ngày sau tiêm vắc xin Covid-19.
Sau khi trẻ tiêm vắc xin Covid-19, phụ huynh hay người trong gia đình nên bên cạnh trẻ 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng. ẢNH ĐÌNH TUYỂN
Tại chỗ tiêm : Sưng, đỏ, đau nhức, có thể nổi cục nhỏ, ngứa hoặc nhức mỏi cánh tay. Không nên bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì (lá cây, dầu gió, trứng gà…) vào chỗ sưng đau. Có thể mát xa nhẹ nhàng cánh tay cho trẻ. Những thuốc kháng dị ứng nên được dùng với sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
Toàn thân : Trẻ có thể sốt, mệt mỏi, nhức đầu, nhức mỏi toàn thân, buồn nôn. Một số trẻ có thể dễ buồn ngủ hoặc đói bụng nhiều hơn bình thường. Thường xuyên đo thân nhiệt cho trẻ:
Nếu sốt dưới 38,5 độ C: Mặc quần áo mỏng, thoáng mát nhưng lưu ý không để nhiễm lạnh. Nhắc trẻ uống nhiều nước. Nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên hoặc sưng đau nhiều tại chỗ tiêm: Sử dụng thuốc cho trẻ 12-17 t.uổi uống 3-4 lần/ngày Paracetamol 500mg (tên gọi trên thị trường Panadol, Hapacol, Tylenol, Efferalgan…).
Biến chứng viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim
Phụ huynh theo dõi những dấu hiệu có liên quan đến biến chứng viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim sau tiêm vắc xin mRNA ở trẻ 12-17 t.uổi, nhất là ở trẻ nam và sau liều tiêm vắc xin thứ hai, thường 2-4 ngày sau tiêm (cũng có thể gặp sớm 12 giờ sau tiêm hoặc muộn hơn): Đau ngực, cảm giác ép nặng hoặc khó chịu ở ngực, thở hụt hơi, khó thở, cảm giác nhịp tim nhanh hay chậm bất thường, không đều hoặc đ.ập thình thịch, hồi hộp đ.ánh trống ngực. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi trẻ có than phiền những dấu hiệu trên. Phụ huynh không nên quá lo lắng vì hầu hết những ca viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim cấp tính rất hiếm gặp sau tiêm vắc xin Covid-19, đều khá lành tính và thường sẽ hồi phục nhanh chóng.
Tránh thức ăn gây dị ứng
Không cho trẻ ăn những thức ăn mà trẻ đã từng dị ứng (bất cứ mức độ nào) ít nhất 2 tuần sau tiêm vắc xin Covid-19.