Thói quen uống cà phê hàng ngày sẽ phát huy tác dụng bất ngờ khi quý ông lỡ mắc phải ung thư tuyến t.iền liệt, vốn gây ám ảnh với tỉ lệ t.ử v.ong cao, nguy cơ gặp biến chứng về t.ình d.ục hay tiết niệu dù có được trị khỏi…
Nghiên cứu vừa được công bố bởi Đại học Y khoa Trung Quốc cho thấy chỉ cần uống 1 tách cà phê mỗi ngày, quý ông đã tự cắt giảm cho mình 9% nguy cơ mắc ung thư tuyến t.iền liệt. Nếu lỡ bị bệnh, nguy cơ t.ử v.ong của họ cũng thấp hơn đến 16% so với những người không uống.
Bài Viết Liên Quan
- Bác sĩ phát hiện 700 con sán dây “làm tổ”, gây tổn thương trong não, ngực và phổi, người đàn ông thú nhận do đã ăn món thịt này trước đó
- Hai bệnh nhân người Anh tại Đà Nẵng âm tính với SARS-CoV-2 ở lần xét nghiệm thứ 2
- Suýt m.ất m.ạng vì hóc xương gà
Cà phê có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa và giảm hậu quả ung thư tuyến t.iền liệt – Ảnh minh họa từ Internet
Trong bài công bố trên tạp chí khoa học BMJ , bác sĩ Kefeng Wang, tác giả chính của nghiên cứu cho biết kết quả này đến từ việc phân tích dữ liệu của hơn 1 triệu nam giới, trong đó có 57.732 người mắc ung thư tuyến t.iền liệt. Các tình nguyện viên đến từ Nhật Bản và một số nước ở Bắc Mỹ, châu Âu. Kết quả từ 16 nghiên cứu khác cũng được kết hợp trong phân tích.
Công trình còn khẳng định nguy cơ mắc và c.hết vì ung thư tuyến t.iền liệt cũng được giảm mạnh hơn nếu bạn uống nhiều cà phê. Cụ thể với người uống nhiều hơn 1 tách mỗi ngày, mức giảm nguy cơ có thể lên đến 12%. Mức giảm nguy cơ t.ử v.ong khi mắc bệnh cũng được ghi nhận nhưng không đề cập cụ thể trong bài công bố.
Theo bác sĩ Wang, nguyên nhân của sự thần kỳ này có thể do tính năng cải thiện lượng đường trong m.áu, kháng viêm, chống oxy hóa, cải thiện mức hormone giới tính… đối với các quý ông. Tuy kết quả này chỉ tương đối vì mỗi người có các pha cà phê đậm nhạt khác nhau nhưng chắc chắn thói quen uống vài tách cà phê mỗi ngày là tốt và dễ dàng duy trì.
Tờ Daily Mail t rích dẫn thống kê của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho thấy toàn bộ quốc gia này có tới hơn 47.000 ca ung thư tuyến t.iền liệt được ghi nhận thêm mỗi năm, với hơn 11.800 ca t.ử v.ong. Với những người được điều trị thành công, họ có thể gặp nhiều biến chứng làm suy giảm chất lượng sống nghiêm trọng như rối l.oạn c.ương d.ương, tiểu không tự chủ…
Bà bầu có được uống cà phê không?
Nếu là một người nghiện cà phê, bạn sẽ tự hỏi liệu bà bầu uống cà phê có an toàn không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc trên.
Hầu hết bác sĩ khám thai sẽ khuyên bà bầu nên kiêng cà phê hoặc giảm lượng cà phê tiêu thụ hàng ngày xuống ít nhất có thể. Ảnh đồ họa: P.Công
Cà phê là một trong những thức uống chứa caffeine phổ biến được ưa chuộng. Trong khi đó, thưởng thức cà phê là một biện pháp giúp tăng cường sự tỉnh táo cho cơ thể khiến bạn tập trung và làm việc hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, caffeine lại đào thải nước và canxi ra khỏi cơ thể, dù 2 chất này vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu từng được công bố đều chỉ ra caffeine có trong cà phê có thể truyền qua nhau thai tới thai nhi.
Vì thế, hầu hết bác sĩ khám thai sẽ khuyên bà bầu nên kiêng cà phê hoặc giảm lượng cà phê tiêu thụ hàng ngày xuống ít nhất có thể.
Ảnh hưởng của cà phê đến bà bầu
Theo The Guardian, với những bà bầu gặp tình trạng cơ thể thiếu sắt thì sử dụng cà phê thường xuyên có thể khiến tình trạng này trầm trọng thêm.
Bên cạnh đó, nếu lượng caffeine nạp vào cơ thể quá lớn, bà bầu có thể dễ bị đau đầu kèm theo các triệu chứng: Khó chịu, tim đ.ập nhanh, cảm giác bồn chồn, lo lắng…
Ngoài ra, các chị em còn có thể bị mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.
Ảnh hưởng của cà phê đến thai nhi
Trên thực tế, nếu bà bầu nạp nhiều caffeine có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Chúng có thể khiến tăng nhịp tim ở thai nhi, đồng thời cản trở tuần hoàn m.áu đến thai. Nhiều nghiên cứu nói rằng, caffeine còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển gan của thai nhi.
Khi lượng caffeine nạp vào cơ thể quá ngưỡng an toàn có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai, thai yếu, suy dinh dưỡng, thậm chí dẫn tới tình trạng sinh sẩy thai và sinh non.