Ung thư đường mật vùng rốn gan đang có xu hướng gia tăng và hầu hết các ca được phát hiện bệnh đều ở giai đoạn muộn, chỉ có phương pháp điều trị chính là đặt stent đường mật. Tỷ lệ có thể phẫu thuật được chỉ khoảng 20%.
TS, BS Đỗ Tuấn Anh, Trưởng khoa Phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám và tư vấn cho người bệnh.
Theo TS, BS Đỗ Tuấn Anh, Trưởng khoa Phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh lý sỏi đường mật dễ gặp nhiều biến chứng, đặc biệt biến chứng cấp tính nguy hiểm tính mạng như n.hiễm t.rùng đường mật, tắc mật, làm tổn thương đường mật, gây xuất huyết đường mật. Một số biến chứng sỏi rơi xuống đường mật gây tắc ống tụy, trào dịch mật ngược ống tụy gây ra tình trạng viêm tụy cấp. Ngoài biến chứng cấp tính, sỏi còn ở trong đường mật sẽ gây biến chứng như xơ gan ứ mật, ung thư đường mật.
BS Tuấn Anh cho hay, tại Khoa Phẫu thuật gan mật, tỷ lệ ung thư mật có thể phẫu thuật được chỉ khoảng 5-6% trong số các ca đến khám tại đây. Những trường hợp không thể mổ thì chỉ có phương pháp can thiệp bằng nút mạch, đặt stent đường mật.
Ung thư mật gồm hai loại là ung thư túi mật và đường mật. Ung thư túi mật liên quan nhiều đến chế độ ăn uống nhiều chất béo, sinh hoạt lười vận động và khi phát hiện bệnh không được điều trị kịp thời. Ung thư đường mật trong và ngoài gan liên quan đến bệnh lý sỏi mật, n.hiễm t.rùng, giun sán.
BS Tuấn Anh nhấn mạnh, gần đây ung thư đường mật vùng rốn gan phát triển nhiều hơn và các ca đến viện chủ yếu đã ở giai đoạn muộn, tắc mật nên chủ yếu chỉ đặt stent đường mật không can thiệp được gì nữa. “Ung thư đường mật rốn gan ở nông thôn chiếm tỷ lệ nhiều hơn. Ung thư này chiếm 7-8% so với ung thư của hệ thống gan mật, nhưng khó chữa hơn và đến bệnh viện còn chỉ định can thiệp phẫu thuật chỉ khoảng 20%”, BS Tuấn Anh cho hay.
BS Tuấn Anh phân tích, sỏi túi mật là sỏi được tạo ra bởi những rối loạn chuyển hóa. Trong khi đó, sỏi ống mật chủ yếu hình thành sỏi bởi bị nhiễm vi trùng, vi khuẩn. Bệnh lý sỏi tủi mật là do ăn giàu đạm và mỡ, bệnh lý sỏi đường mật trong và ngoài gan liên quan đến ăn sống, không kiểm soát giun sán. Những viên sỏi nhỏ có thể gây bệnh mật cấp tính, họai tử túi mật, gây sỏi ống mật chủ… Khi viên sỏi to lên, viêm nhiễm nhiều lần và không được điều trị sẽ dẫn tới mãn tính khiến chức năng túi mật không còn, dịch mật không có.
Vì những bệnh lý sỏi mật rất âm thầm, tỷ lệ người dân đi khám sức khỏe định kỳ thấp nên phần lớn các ca bệnh đến viện đều ở giai đoạn muộn. Vì thế, bệnh nhân có sỏi mật nhưng không có triệu chứng phải đi tầm soát định kỳ. Khi phát hiện ra có thành túi mật dầy, dịch mật ít hoặc không có thì phải can thiệp sớm, đừng để bệnh gây ra hậu quả nặng nề thành ung thư. “Thời gian sống từ lúc phát hiện đến khi bệnh nhân t.ử v.ong vì ung thư mật chỉ khoảng sáu tháng”, BS Tuấn Anh nói.
LAM NGỌC
Theo Nhân dân
Tiết lộ bất ngờ về bệnh lý sỏi đường mật và sỏi túi mật
Nếu như bệnh sỏi đường mật chủ yếu gặp ở người dân sống tại nông thôn do liên quan đến tình trạng n.hiễm t.rùng thì bệnh sỏi túi mật lại được gọi là bệnh của nhà giàu, hay gặp ở những người sống ở thành thị.
Hơn 200 người bệnh được khám và tư vấn miễn phí tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Những thông tin hữu ích cho người dân này được các bác sĩ chia sẻ tại buổi khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý về bệnh lý sỏi mật cho hơn 200 người dân trong ngày 28-9 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Gia tăng bệnh lý sỏi túi mật ở người dân sống tại thành thị
PGS, TS Trần Đình Thơ, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, tỷ lệ bệnh sỏi mật vẫn còn rất cao tại Việt Nam, trong đó, tỷ lệ người dân ở nông thôn mắc bệnh sỏi đường mật còn nhiều do tình trạng nhiễm ký sinh trùng. Trong khi đó, hiện nay có xu hướng gia tăng các bệnh lý sỏi túi mật ở người dân sống tại thành thị, giống như một số nước phát triển.
Lý giải về điều này, BS Thơ cho biết, tập quán trồng hoa màu của người dân ở nông thôn hay dùng phân sống để tưới nên về mặt dịch tễ học, tỷ lệ người nông thôn mắc giun đũa nhiều dẫn tới việc nhiễm ký sinh trùng. Còn tại thành thị, xu hướng chế độ ăn không cân đối thực phẩm. Vì thế, những người ăn quá nhiều chất béo nói chung như sữa, bơ, dầu, mỡ… thì dẫn tới tích những sỏi cholesterol ở trong mật.
PTS, TS Trần Đình Thơ, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám và tư vấn cho người bệnh.
Theo TS, BS Đỗ Tuấn Anh, Trưởng khoa phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, mỗi năm khoa khám cho khoảng 3.000 người bệnh các bệnh lý về gan mật, thực hiện gần 1.600 ca phẫu thuật. Tuy nhiên, trong đó có tới hơn 1.000 ca liên quan đến bệnh lý sỏi mật. “Tỷ lệ người dân mắc sỏi mật rất cao, 90% các bệnh lý về sỏi đường mật trong và ngoài gan có liên quan bệnh lý về tụy và gan. Các ca bệnh đến khám tại Bệnh viện Việt Đức liên quan tới bệnh lý này hầu hết đều ở giai đoạn muộn”, BS Tuấn Anh cho hay.
Sỏi mật – bệnh đơn giản nhưng không chủ quan
Theo thống kê thì chỉ có khoảng từ 10-20% bệnh nhân có bệnh sỏi mật từ lúc phát hiện ra bệnh tới lúc có triệu chứng là sau 5-20 năm. Còn khi triệu chứng của bệnh, tức là có biến chứng rồi mới đi viện là tình trạng khá phổ biến của những người dân bị mắc bệnh sỏi mật.
Theo BS Thơ, bệnh sỏi mật hay gặp ở t.uổi trung niên nhưng đang có xu hướng gặp ở người trẻ gần đây. Những bệnh nhi mắc sỏi mật chủ yếu do liên quan đến bệnh rối loạn chuyển hóa. Hoặc trẻ ở nông thôn, do vệ sinh không bảo đảm nên nhiễm giun chui lên đường mật gây n.hiễm t.rùng, tạo thành sỏi trong mật.
“Tỷ lệ nam nữ mắc bệnh lý sỏi đường mật khá tương đương. Nhưng ở bệnh sỏi túi mật có sự vượt trội ở nữ vì nội tiết tố của phụ nữ làm túi mật giảm sức co bóp, gây nên tình trạng mật ứ đọng, dễ lắng đọng tạo thành sỏi. Đặc biệt phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai càng tăng thêm yếu tố nguy cơ liên quan đến sỏi túi mật”, BS Thơ cho hay.
TS, BS Đỗ Tuấn Anh, Trưởng khoa phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tư vấn cho người bệnh.
Theo BS Tuấn Anh, bệnh sỏi túi mật phát hiện rất đơn giản qua siêu âm và làm một số xét nghiệm cận lâm sàng. Nếu người dân thấy đau bụng, đặc biệt đau vùng gan, sốt, trong cơn sốt có rét run, có dấu hiệu vàng da… thì cần phải đến cơ sở y tế thăm khám. Nếu người dân chủ quan, không khám định kỳ khi có sỏi thì rất dễ gặp nhiều biến chứng như viêm hoại tử túi mật hoặc sỏi rơi vào đường mật gây biến chứng viêm tụy cấp, tắc mật cấp…
Vì sao không nên tán sỏi túi mật qua da
Việc điều trị bệnh sỏi túi mật đơn giản hơn với việt phẫu thuật cắt túi mật, điều trị triệt để. Còn với sỏi đường mật, đặc biệt sỏi trong gan điều trị phức tạp và khó khăn do cấu tạo đường mật gấp khúc, hẹp nên khó khăn trong lấy sỏi triệt để.
Theo BS Trần Đình Thơ, phương pháp thông thường nhất xử lý sỏi đường mật là phẫu thuật. Phương pháp tán sỏi qua da chỉ sử dụng với tán sỏi túi mật là chính.
“Sỏi túi mật thường cứng nên khi dùng xung sóng tán dễ vỡ hơn. Trong khi đó, sỏi đường mật tán ngoài cơ thể rất khó do cấu tạo đường mật hẹp, gấp khúc. Khi tán được rồi, liệu những mảnh sỏi nhỏ có ra được hay không mới khó. Ở phương tây, với trường hợp tán sỏi qua da, các bác sĩ sẽ phải chỉ định thuốc tán sỏi cho bệnh nhân để sỏi dễ tan hơn, ra khỏi cơ thể. Nhưng thực tế, tỷ lệ thành công thấp”, BS Thơ cho hay.
Người cao t.uổi nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh lý sỏi mật sớm.
Vì thế, theo Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Việt Nam không áp dụng tán sỏi qua da với sỏi đường mật vì rất ít thành công. Với sỏi đường mật, khi tán ngoài cơ thể thì khả năng cao gây tổn thương nhu mô gan cao, tụ m.áu, xuất huyết đường mật, xuất huyết trong gan do dùng xung sóng. Cho nên khi phát hiện sỏi túi mật, phương pháp chính là phẫu thuật hoặc làm thủ thuật lấy sỏi qua nội soi ngược dòng.
THIÊN LAM
Theo Nhân dân