Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong. Người sống sót sau đột quỵ phải gánh chịu nhiều di chứng nặng nề, phổ biến là liệt nửa người.
Tập vật lý trị liệu được xem là giải pháp hữu hiệu giúp người bệnh phục hồi chức năng, tự chủ trong cuộc sống.
Bài Viết Liên Quan
- Loại thuốc nhỏ mắt mang tính đột phá trị chứng khô mắt
- Người phụ nữ mắc phải căn bệnh nguy hiểm vì thói quen tập tạ chuông mỗi ngày
- Căn bệnh triệu phụ nữ sau sinh dễ mắc và cách phòng ngừa
Kỹ thuật viên Bùi Thị Trinh hỗ trợ tập vật lý trị liệu cho người bệnh.
Cần sự kiên trì
Chú H. M. Q (60 t.uổi, ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) là đầu bếp cho một nhà hàng ở TP Hồ Chí Minh, trong lúc làm việc bị đột quỵ. Chú Q được đưa đi cấp cứu và phẫu thuật điều trị. Sau mổ, gia đình đưa chú Q về Cần Thơ, nhập viện Khoa Y dược cổ truyền – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, Bệnh viện (BV) a khoa TP Cần Thơ tập vật lý trị liệu.
Khi đó, chú liệt nửa người bên trái, không cử động tay chân, tri giác lơ mơ, không nói chuyện được. Qua 3 đợt điều trị, tập vận động tại đây, tình trạng sức khỏe và vận động của chú Q cải thiện rõ rệt. ến nay, chú có thể ngồi vững, chống gậy tự đi, phản xạ tốt.
Chú Q cho biết: “Hồi chưa bệnh, sức khỏe mười phần, tới bệnh thì không còn phần nào, tưởng không qua khỏi. Thời gian qua, cán bộ y tế nhiệt tình hỗ trợ, bản thân tôi cũng quyết tâm tập luyện, giờ sức khỏe đã hồi phục được 5 phần rồi. Mừng lắm!”.
Kỹ thuật viên Bùi Thị Trinh, Khoa Y dược cổ truyền – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, BV a khoa TP Cần Thơ, cho biết: Khoa lập kế hoạch và thực hiện điều trị cho từng người bệnh, dựa trên lượng giá các vấn đề riêng biệt của người bệnh, thiết lập và hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn liên quan.
Các mục tiêu này được thảo luận với người bệnh, người chăm sóc và các thành viên khác trong nhóm kỹ thuật viên để đạt hiệu quả phục hồi tốt nhất cho bệnh nhân.
Yếu tố quan trọng làm nên thành công của việc tập phục hồi chức năng là sự hợp tác giữa bệnh nhân với nhân viên y tế, thể hiện ý chí kiên trì của người bệnh muốn vượt qua bệnh tật, sớm hồi phục sức khỏe. Có người sau phát bệnh bi quan, chán nản.
Các kỹ thuật viên áp dụng tâm lý trị liệu cho những bệnh nhân này, khi họ ổn định mới bắt đầu tập. Sự hỗ trợ của người thân có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình kiên trì theo đuổi mục tiêu tập luyện phục hồi chức năng của người bệnh. Tuy nhiên, sự ủng hộ của người nhà thường tập trung vào giai đoạn đầu, thời gian sau lại buông xuôi cho bệnh nhân.
Theo kỹ thuật viên Bùi Thị Trinh, mỗi người bệnh có hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế khác nhau. Người đang khỏe mạnh bị đột quỵ, bị liệt phải nằm một chỗ, nảy sinh tâm trạng u uất, không kiểm soát được cảm xúc, nhiều khi cáu gắt vô cớ. Các kỹ thuật viên phải tạo được sự tin cậy và đồng cảm với người bệnh để giúp họ ổn định tâm lý, kiên trì luyện tập cải thiện sức khỏe.
Tập luyện sớm, phục hồi nhanh
ột quy nao la môt dang bênh ly của mạch m.áu, gây tôn thương năng va phưc tap. Ngươi bệnh gánh chịu nhiều di chứng như rôi loan tri giac, nhân thưc, cac khiêm khuyêt vân đông, rôi loan giac quan cung như kem theo rât nhiêu cac thương tât thư phat như teo cơ, cưng khơp, loet tì ep, huyêt khôi tinh mach, bôi nhiêm phôi, nhiêm trung tiêt niêu. Di chứng nặng nề và phổ biến nhất là liệt nửa người với tỷ lệ hơn 80% trong tổng số người bị đột quỵ. Ngoài ra, những di chứng khác có thể gặp như tổn thương về ngôn ngữ, rôi loan tâm lý va cảm xúc.
BS CKII Huỳnh Thanh Vũ, Trưởng Khoa Y dược cổ truyền – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, BV a khoa TP Cần Thơ ghi nhận, đột quỵ xảy ra phổ biến ở độ t.uổi trung niên, xu hướng ngày càng trẻ hóa, có người phát bệnh sau t.uổi 30.
Hầu hết có bệnh lý nền, t.iền sử thường xuyên uống rượu bia, hút t.huốc l.á và lối sống tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Sau đột quỵ, càng tập sớm thì khả năng phục hồi càng nhanh, hiệu quả cải thiện cao.
Theo một đề tài nghiên cứu năm 2020 do BS Huỳnh Thanh Vũ làm chủ nhiệm, kết quả phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân đột quỵ bị di chứng bằng phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt tại Khoa Y dược cổ truyền – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, BV a khoa TP Cần Thơ đạt hiệu quả lên đến 80%.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, thời gian thích hợp nhất để tập vật lý trị liệu là thời điểm sau 24 giờ khi khởi phát đột quỵ. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, kỹ thuật viên hỗ trợ bệnh nhân tập các tư thế thụ động. Qua 48-72 giờ, bệnh nhân bắt đầu các bài tập chủ động.
Theo nhiều nghiên cứu, bệnh nhân đột quỵ bị tổn thương các tế bào não thì sau đó có hiện tượng não tự cấu trúc lại. Việc tập luyện tích cực trong khoảng thời gian 3-6 tháng sẽ kích hoạt được hệ thống các tế bào thần kinh đang ở trạng thái chờ, bù trừ cho vùng não bị tổn thương.
BS Vũ chia sẻ, nhiều bệnh nhân đột quỵ tiên lượng rất nặng, sau quá trình tập luyện, có sự hồi phục đáng kể. Như trường hợp một bệnh nhân trên 60 t.uổi, bị đột quỵ, tình trạng nguy kịch, viêm phổi nặng, đặt nội khí quản, được điều trị liên tục tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc của BV trong thời gian dài.
Sau khi tình trạng thuyên chuyển ổn định, bệnh nhân được đưa lên Khoa Y dược cổ truyền – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng để tập vật lý trị liệu. Sau 3 đợt điều trị, tình trạng bệnh nhân tiến triển rất tốt. Bệnh nhân tự thở, ngồi dậy được, đứng giữ thăng bằng. Bệnh nhân đang tiếp tục các đợt tập luyện.
Bác sĩ Huỳnh Thanh Vũ khuyến cáo, sự gia tăng của bệnh lý đột quỵ trong xã hội hiện đại có mối liên quan mật thiết với lối sống của cộng đồng, do vậy, mọi người cần chủ động phòng bệnh hơn trị bệnh. ó là thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, giảm lượng muối natri, tăng lượng hoa quả, tăng cường dầu cá, ít chất béo và khẩu phần ăn; giảm tiêu thụ rượu bia, ngừng hút t.huốc l.á, kiểm soát cân nặng, tập luyện thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày; tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Di chứng liệt sau đột quỵ khó hồi phục
Người đàn ông 36 t.uổi, đột quỵ trong khi làm việc, liệt nửa người, 7 tháng qua điều trị di chứng liệt vẫn chưa cải thiện đáng kể.
Tại Khoa Đột quỵ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, anh kể lúc đột quỵ anh đang làm việc bất ngờ chóng mặt, điện thoại đang cầm trên tay rơi xuống đất, ngã đ.ập người vào tường. Sau đó anh không hay biết gì nữa. Đồng nghiệp phát hiện, đưa anh vào Bệnh viện Quân y 175.
Các bác sĩ xác định anh bị đột quỵ thể xuất huyết não. Sau cấp cứu nội khoa, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, song di chứng liệt cứng nửa người trái, không đi lại được.
Sau một tháng điều trị, anh được chuyển sang bệnh viện khác tập phục hồi chức năng. Nửa năm qua các chức năng vận động cải thiện rất chậm.
Ngày 22/12, anh đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương điều trị, nửa người trái vẫn bị liệt hoàn toàn, không đi lại, vận động được. Các bác sĩ phục hồi chức năng cho anh bằng phương pháp điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt và kết hợp vật lý trị liệu.
Bác sĩ khám bệnh nhân, ngày 23/12. Ảnh: Thúy Quỳnh
Bác sĩ Nguyễn Khắc Ninh, Trưởng khoa Đột quỵ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, cho biết cách đây vài năm, bệnh nhân đột quỵ khoa tiếp nhận chủ yếu độ t.uổi 40-60, chiếm trên 60%. Gần đây, ghi nhận nhiều bệnh nhân trẻ hơn, tầm 30-40 t.uổi.
Y học cổ truyền thường ứng dụng vào điều trị đột quỵ sau giai đoạn cấp, tối thiểu sau một tuần, tùy thuộc tình trạng bệnh nhân. Châm cứu là biện pháp chính để phục hồi, bên cạnh dùng thuốc y học cổ truyền.
Đông y gọi tai biến hay đột quỵ là chứng trúng phong bởi bệnh phát nhanh, mạnh, biến chứng khó lường. Biểu hiện của trúng phong kinh lạc là người bệnh vẫn tỉnh táo nhưng cơ thể liệt, không thể cử động theo ý muốn.
Bác sĩ Ninh cho biết, nguyên lý chính trong trúng phong gây bế tắc kinh lạc, do đó châm cứu nói chung giúp điều hòa, tuần hành khí huyết, lưu thông kinh lạc để giảm triệu chứng liệt. Ngày nay kết hợp điện và châm cứu, là kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, gọi là phương pháp điện châm.
Thông thường bệnh nhân tai biến liệt nửa người được châm khoảng 20 huyệt cả chân và tay. Bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 trung ương, rối loạn ngôn ngữ hay mất ngủ, tinh thần chưa tỉnh táo thì có thể châm nhiều hơn.
Bác sĩ nhận định bệnh nhân này nặng, di chứng liệt sau đột quỵ khó hồi phục trong thời gian ngắn, tiên lượng phải mất nhiều đợt điều trị, có thể nhiều năm. “Mục tiêu trước mắt là điều trị giúp bệnh nhân có thể đi lại được trong phòng và tự thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân”, bác sĩ nói.
Bác sĩ thực hiện điện châm cho bệnh nhân. Ảnh: Minh Nhật
Bệnh nhân cho biết hai năm trước khi bị đột quỵ, anh được chẩn đoán cao huyết áp. Anh không tuân thủ điều trị, vẫn duy trì các thói quen có hại như uống rượu bia, hút t.huốc l.á… Lúc xảy ra đột quỵ, huyết áp tâm thu của anh lên tới 240 mmHg.
“Cao huyết áp là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân bị xuất huyết não”, bác sĩ nói.
Bác sĩ Ninh khuyến cáo, cần đảm bảo ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ và đặc biệt là hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, cũng như hút t.huốc l.á. Trường hợp nguy cơ như tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ m.áu… cần khám định kỳ và tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, phòng ngừa đột quỵ.