Sự cố “em bé đầu to” chấn động Trung Quốc, hàng loạt kem dưỡng da em bé bị thu hồi khiến phụ huynh hoang mang

Sự việc hiện đang được các phụ huynh Trung Quốc đặc biệt quan tâm.

Ngày 11/1, trang Sixthtone đưa tin, các nhà chức trách Trung Quốc đã ra lệnh đình chỉ hoạt động một công ty và thu hồi các sản phẩm kem dưỡng da t.rẻ e.m của họ sau khi có một nhóm người tiêu dùng cáo buộc, sản phẩm này có chứa chất làm cho hormone tăng trưởng của trẻ tăng mạnh.

Vào cuối tuần qua, hình ảnh và video của một em bé với đôi má phồng lên, trán to bất thường, tóc mọc nhiều, chân tay mũm mĩm đã được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Bố mẹ của đ.ứa t.rẻ và các bác sĩ nghi ngờ rằng biểu hiện bất thường này là do tác dụng của sản phẩm kem dưỡng da t.rẻ e.m do công ty Fujian Ouai Baby Health Care sản xuất.

Bài Viết Liên Quan

su co em be dau to chan dong trung quoc hang loat kem duong da em be bi thu hoi khien phu huynh hoang mang d48 5508670

Được biết, công ty này được thành lập vào năm 2017 ở Phúc Kiến, Trung Quốc nhưng không liên quan đến một công ty chăm sóc da và tóc của Mỹ có tên tương tự.

Theo điều tra phân tích, thành phần trong kem có chứa kích thích tố ( clobetasol propionate) 30mg trên mỗi kg. Được biết, clobetasol propionate là loại thuốc được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh về da bao gồm bệnh chàm, viêm da và bệnh vẩy nến. Theo quy định của Trung Quốc, clobetasol propionate bị cấm sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và kem sử dụng hằng ngày.

Hôm 7/1 vừa qua, công ty chuyên đ.ánh giá các sản phẩm tiêu dùng về chất lượng và độ an toàn Daddy Lab có trụ sở tại Hàng Châu (Trung Quốc) cho biết, họ đã thử nghiệm các mẫu do một số bố mẹ cung cấp từ sản phẩm kem dưỡng da t.rẻ e.m của Fujian Ouai và khẳng định, lượng hormone có trong kem là khá cao.

su co em be dau to chan dong trung quoc hang loat kem duong da em be bi thu hoi khien phu huynh hoang mang 267 5508670

Trụ sở của công ty Fujian Ouai bị đình chỉ hoạt động.

Gu Wei, bác sĩ điều trị cho đ.ứa b.é có triệu chứng bất thường đã chia sẻ với Beijing Youth Daily rằng, đ.ứa t.rẻ có những dấu hiệu rõ của hội chứng Cushing, bao gồm béo phì, tăng huyết áp và tóc mọc nhiều do tuyến thượng thận hoạt động quá mức hoặc dùng liều lượng lớn corticosteroids.

Ngày 9/1 vừa qua, đại diện Fujian Ouai cho biết tất cả các sản phẩm của họ đều thông qua kiểm tra chất lượng trước khi được bày bán trên thị trường. Trước tình hình này, Ủy ban Y tế ở Chương Châu, thành phố Phúc Kiến, nơi Fujian Ouai đặt trụ sở, cho biết họ đã yêu cầu công ty thu hồi các sản phẩm kem dưỡng da được đề cập như trên. “Công ty hiện đã tạm ngừng sản xuất và phải thông báo cho nhà phân phối để nắm tình hình”.

Ủy ban cũng cho biết, họ cũng thu hồi các sản phẩm t.rẻ e.m của Fujian Ouai và sẽ gửi chúng đến các cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền để phân tích thêm.

su co em be dau to chan dong trung quoc hang loat kem duong da em be bi thu hoi khien phu huynh hoang mang cff 5508670

Kem dưỡng da t.rẻ e.m của Fujian Ouai bị thu hồi.

Đây không phải là lần đầu tiên một sản phẩm t.rẻ e.m phải đối mặt với những cáo buộc về chất phụ gia hormone mạnh có thể gây ra sự phát triển bất thường ở trẻ sơ sinh. Vào năm 2018, một trẻ sơ sinh 8 tháng t.uổi được chẩn đoán mắc bệnh sỏi thận khi bố mẹ bôi kem có chứa thành phần clobetasol propionate.

Năm sau đó, Tạp chí Người tiêu dùng Trung Quốc cho biết, trong số 8 sản phẩm kem chống ngứa cho t.rẻ e.m mà họ thử nghiệm trong phòng thí nghiệm thì có 6 sản phẩm được phát hiện có chứa chất phụ gia hormone mạnh.

Vụ việc gần đây liên quan đến Fujian Ouai đã gây ra làn sóng phản đối kịch liệt của công chúng, đặc biệt là sau khi tiết lộ rằng sản phẩm t.rẻ e.m thực sự được phê duyệt là “sản phẩm khử trùng”.

Đại diện Daddy Lab cho biết, sau khi video về b.é g.ái có biểu hiện bất thường được đăng tải, họ đã nhận được chia sẻ của hơn 80 phụ huynh khi có trải nghiệm tương tự. Phía Daddy Lab cũng khẳng định, họ sẽ sắp xếp kiểm tra sản phẩm cho những trường hợp này.

Suy tuyến thượng thận, teo da do lạm dụng corticoid

Corticoid được dùng trong điều trị nhiều loại bệnh, nhưng nếu dùng kéo dài và không đúng liều, corticoid có thể gây ra vô vàn biến chứng nguy hiểm.

Rất nhiều người bệnh đang phải hằng ngày gánh chịu những hậu quả khôn lường do việc lạm dụng corticoid gây ra, trong khi bệnh chính thì vẫn ngày càng nặng lên.

Mặt biến dạng sau đợt tiêm thuốc chữa đau lưng

Bệnh nhân Tr.H.Ng (Hà Nội) bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm, cơn đau dày vò nên chị tìm đến phương pháp tiêm thuốc giảm đau tại vùng cột sống thắt lưng. Sau đợt điều trị đó, thay vì khuôn mặt thanh tú với làn da trắng hồng mịn màng, mặt chị căng tròn, da mỏng, xuất hiện rất nhiều mụn trứng cá đỏ, có mủ…

Mặc dù có nghi ngại về vấn đề tác dụng phụ của thuốc, nhưng do sau mỗi lần tiêm, triệu chứng đau lưng giảm hẳn nên chị Ng. hy vọng sau khi điều trị khỏi đau lưng, ngừng thuốc thì mụn trứng cá sẽ hết, gương mặt và làn da lại trắng đẹp như xưa… Chỉ đến khi gặp bác sĩ chị mới tá hỏa biết mình đang sử dụng thuốc giảm đau chống viêm corticoid không hợp lý, dùng kéo dài liều cao và gặp tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc…

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ngọc – Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – người trực tiếp khám ca bệnh này cho hay: Mặc dù bệnh nhân không nói cụ thể đã tiêm thuốc ở đâu, tên thuốc là gì, nhưng qua miêu tả cách tiêm trong 3 tuần liền, vừa tiêm vào cột sống và tiêm cạnh sống thắt lưng, cùng các thuốc uống, thì với kinh nghiệm lâm sàng với dấu hiệu kiểu hình của hội chứng Cushing, trứng cá, teo da… chúng tôi có thể chẩn đoán bệnh nhân đã được tiêm corticoid.

Tiêm corticoid vào khoang ngoài màng cứng kết hợp thủy châm sinh tố nhóm B cạnh sống thắt lưng là một trong những lựa chọn sau cùng trong phác đồ điều trị nội khoa cho những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có triệu chứng chèn ép rễ và những bệnh nhân mà các triệu chứng không cải thiện sau một vài tuần điều trị bằng các thuốc giảm đau không steroid phối hợp phương pháp vật lý trị liệu khác.

Mục đích chính của việc tiêm corticoid là chống viêm giảm đau chống dính vùng bao rễ thần kinh – nơi bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm; không phải điều trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên phải tuân thủ chặt chẽ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, phác đồ điều trị như liều thuốc cho mỗi lần tiêm; khoảng cách giữa các mũi tiêm và số lần được tiêm trong 1 đợt điều trị. Không được lạm dụng dùng liều cao kéo dài sẽ có hại cho bệnh nhân gây một số tác dụng phụ như loãng xương, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid m.áu, hội chứng Cushing…

suy tuyen thuong than teo da do lam dung corticoid 53b 5503321

Suy tuyến thượng thận – một tai biến nguy hiểm khi dùng corticoid.

Phương pháp quan trọng để điều trị bệnh duy trì kết quả và hạn chế tái phát là kết hợp các chương trình tập luyện phục hồi chức năng và chế độ sinh hoạt lao động hợp lý.

Theo PGS.Ngọc, tác dụng phụ như trường hợp bệnh nhân Ng. gặp phải là một tác dụng phụ điển hình và thường gặp của việc lạm dụng corticoid. Để khắc phục hậu quả là một quá trình khá phức tạp.

Không bỏ được thuốc vì lệ thuộc

Khác với bệnh nhân Ng., bà H.T.Ch (76 t.uổi, Hà Nội), có t.iền sử bị viêm khớp dạng thấp từ hơn 30 năm trước. Bà đã điều trị nhiều nơi, dùng nhiều loại thuốc từ Tây y đến Đông y, nhưng kết quả là bệnh khớp dạng thấp ngày càng nặng. Cuối cùng, bà đã tìm được một loại thuốc giúp giảm sưng đau, nên bà luôn “trung thành” với nó, đó là corticoid.

Nhưng theo thời gian, bà phải dùng tăng liều corticoid thì mới hiệu quả. Mặc dù khi dùng thuốc suốt nhiều năm, bà Ng. luôn phải đối mặt với tác dụng không mong muốn: mệt mỏi, tăng đường huyết, viêm loét dạ dày, sạm da, teo cơ, tăng huyết áp… nhưng bà không bỏ được thuốc, vì “nếu không uống thuốc, tôi đau khớp không chịu được”. – bà Ng. chia sẻ.

Theo PGS.TS.Ngọc, một số loại thuốc corticoid thường được sử dụng trong viêm khớp dạng thấp là dexamethasone, methylprednisolone, prednisolone,… Những loại thuốc này có các dạng sử dụng như dạng uống, dạng tiêm, tùy vào từng trường hợp của bệnh nhân, mức độ bệnh và thời gian điều trị để bác sĩ kê thuốc, liều dùng và dạng thuốc phù hợp.

Nhưng nguyên tắc điều trị là dùng liều tấn công, ngắn ngày, đến khi đạt hiệu quả, cần giảm liều dần, thay thế bằng thuốc chống viêm không steroid để tránh suy tuyến thượng thận cấp và phụ thuộc thuốc.

Nhưng, sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp chưa bao giờ là dễ dàng, do đó bệnh nhân thường có xu hướng lạm dụng thuốc và lệ thuộc thuốc. Khi lạm dụng, bệnh nhân hay gặp phải biến chứng nguy hiểm do quá liều corticoid như đã nêu trên.

Về vấn đề lệ thuộc corticoid, tùy vào thời gian sử dụng và tùy vào bệnh nhân. Có người bị lệ thuộc thuốc chỉ sau sử dụng 1-2 tuần (có thể do thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàm lượng corticoid rất cao nên người bệnh phụ thuộc vào thuốc sớm).

Nhưng có người sau vài tháng đến nửa năm mới lệ thuộc thuốc. Khi bị lệ thuộc thuốc, việc cai thuốc sẽ rất khó khăn. Nhất là bệnh nhân có bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp. Nếu ngưng thuốc sẽ làm bùng các cơn viêm khớp hoặc những triệu chứng phụ thuộc vào corticoid khiến bệnh nhân, mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ…

PGS.Ngọc cảnh báo. Vì vậy, bệnh nhân cần đi khám tại chuyên khoa nội tiết để làm các xét nghiệm, kiểm tra. Sau đó phải có lộ trình giảm dần liều corticoid như một cách tập cho tuyến thượng thận tự làm việc trở lại. Trong trường hợp không thể ngừng thuốc, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của bệnh nhân để hướng dẫn cách dùng thuốc với liều sinh lý suốt đời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *