Nhịp tim, nhịp thở khi ngủ phản ánh điều gì?

Sử dụng thiết bị, đồng hồ thông minh để theo dõi nhịp tim và nhịp thở khi vận động, vậy có khi nào bạn thắc mắc khi ta ngủ những chỉ số ấy sẽ thay đổi thế nào?

Nhịp tim khi nghỉ ngơi vào ban ngày của mỗi người có sự khác nhau, vì vậy nhịp tim khi ngủ của mọi người cũng sẽ khác nhau. Nói chung, nhịp tim khi ngủ (trạng thái nghỉ ngơi) sẽ dao động ở mức thấp hơn mức hoạt động bình thường.

Theo Harvard Health, nhịp tim lúc nghỉ ngơi bình thường dao động từ 60-100 nhịp/phút, những người có cường độ vận động tích cực (như các vận động viên) có thể có nhịp tim lúc nghỉ ngơi từ 40-50 nhịp/phút.

Nếu nhịp tim nghỉ ngơi bình thường vào ban ngày của một người dao động từ 70-85 nhịp/phút, hãy mong đợi nhịp tim khi ngủ là 70-75 nhịp/phút hoặc thậm chí là chậm hơn.

Nếu nhịp tim của một người không giảm trong khi ngủ mà tăng cao hơn nhịp tim nghỉ ngơi ban ngày thì đó có thể là dấu hiệu bất ổn về sức khỏe hoặc liên quan đến vấn đề tâm lý, bao gồm cả lo lắng hoặc rung nhĩ.

Bài Viết Liên Quan

nhip tim nhip tho khi ngu phan anh dieu gi c69 5506408

Nhịp tim phải tương đối thấp (tương ứng với việc tim được nghỉ ngơi) khi đang trong giấc ngủ. Ảnh minh họa: Getty Images

Ngoài ra, giống như nhịp tim, nhịp thở sẽ giảm trong khi ngủ. Nhịp thở bình thường của người lớn là 12-20 nhịp thở/phút. Ở một người lớn khỏe mạnh, thoải mái, hơi thở phải bình thường và đều đặn trong suốt giấc ngủ.

Nhịp thở có thể tăng lên trong giấc ngủ REM (một thuật ngữ khoa học về giấc ngủ) khi đang mơ (đặc biệt nếu bạn đang mơ dữ dội), nhưng sẽ chuyển về kiểu thở chậm khi bạn chuyển sang giấc ngủ không REM.

Sự thay đổi nhịp tim (HRV) là sự thay đổi về lượng thời gian giữa các nhịp đ.ập của tim. Nếu đang trong giai đoạn vận động hoặc căng thẳng, tim sẽ đ.ập nhanh và sẽ có rất ít thời gian giữa các nhịp đ.ập của tim (HRV thấp).

Mặt khác, khi một người thư giãn, tim của sẽ đ.ập chậm hơn và có nhiều thời gian hơn giữa các nhịp tim (HRV cao).

HRV là một dấu hiệu thể hiện mức độ căng thẳng của cơ thể tại một thời điểm nhất định. Các nghiên cứu chỉ ra rằng HRV khi ngủ ở chỉ số thấp có thể phản ánh sự rối loạn giấc ngủ. Vì vậy, nếu ở mức thấp, hãy xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nó như: mức độ căng thẳng, thói quen đi ngủ và môi trường ngủ.

Ngoài ra, nếu nghi ngờ về một loại thuốc hoặc tình trạng sức khỏe là tác nhân ảnh hưởng, hãy gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Tại sao có hiện tượng tê liệt giấc ngủ, có nguy hiểm không?

Một người trải qua cảm giác tê liệt khi ngủ sẽ có cảm giác nặng nề giống như ai đó hoặc vật gì đó rất nặng đang đè lên mình, thường đi kèm với ảo giác.

Bạn thức dậy vào giữa đêm, bạn cố gắng di chuyển nhưng cơ thể không phản hồi. Bạn nghĩ rằng đó là một giấc mơ nhưng bạn biết rõ mình tỉnh. Bạn cố gắng kêu cứu nhưng không thể phát ra âm thanh.

Đó chính là hiện tượng tê liệt khi ngủ, 7,6% số người mắc phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời.

Tê liệt khi ngủ là gì?

Tê liệt khi ngủ là tình trạng một người có ý thức nhưng không thể cử động hoặc nói. Nó thường xảy ra trong 1 trong 2 quá trình chuyển đổi: khi bạn đang ngủ hoặc khi thức dậy.

Bạn mất kiểm soát đối với cơ thể mình

Dù bạn có cố gắng đến đâu, nếu bạn bị tê liệt khi ngủ, bạn sẽ không thể làm gì để đ.ánh thức cơ thể mình. Một số người có thể cử động ngón tay hoặc ngón chân. Mọi người thường mô tả nó như là một “trải nghiệm ngoài cơ thể”. Tình trạng tê liệt khi ngủ có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút.

tai sao co hien tuong te liet giac ngu co nguy hiem khong 3eb 5495202

Ảnh minh họa.

Bạn gặp ác mộng và ảo giác

Các triệu chứng chính của chứng tê liệt khi ngủ bao gồm ảo giác và ác mộng. Tuy nhiên, những điều này rất khác với những giấc mơ bạn thấy khi ngủ. Trên thực tế, những “ảo giác” này diễn ra khi tâm trí bạn tỉnh táo. Điều này khiến tình hình trở nên đáng lo ngại gấp đôi.

Trong khi bị tê liệt, mọi người có xu hướng nhìn thấy những bóng đen và nghe thấy những tiếng động ma quái. Đôi khi nó phù hợp với cảm giác bị lôi ra khỏi giường, bay hoặc những rung động chạy khắp cơ thể. Sự tuyệt vọng cũng xuất hiện khiến chúng ta bắt đầu mất kiểm soát và hoảng sợ.

tai sao co hien tuong te liet giac ngu co nguy hiem khong b5f 5495202

Ảnh minh họa.

Tại sao xảy ra chứng tê liệt khi ngủ?

Khi chúng ta ngủ, cơ thể đi vào và thoát ra khỏi giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh). Bộ não gửi lệnh đến các cơ để thư giãn và chúng ta đi vào trạng thái mất trương lực. Trạng thái này cần thiết để hạn chế các chuyển động thể chất. Tình trạng tê liệt khi ngủ xảy ra khi cơ thể gặp vấn đề trong quá trình chuyển đổi đó.

Có một vài cách giải thích liên quan đến ảo giác. Một trong số đó là phần não của chịu trách nhiệm về nỗi sợ hãi và cảm xúc rất tích cực trong giai đoạn REM. Nó đang hoạt động, trong khi không có gì xung quanh chúng ta cho thấy nguy hiểm. Vì vậy, bộ não tạo ra nó và tạo ra những bóng tối và âm thanh đáng sợ.

tai sao co hien tuong te liet giac ngu co nguy hiem khong 0de 5495202

Ảnh minh họa.

Các yếu tố có thể dẫn đến tê liệt khi ngủ

Tình trạng tê liệt khi ngủ có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt t.uổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe. Nhưng các nhà khoa học đã xác định một số trường hợp có liên quan đến việc tăng nguy cơ tê liệt khi ngủ.

Ngủ không ngon giấc

Điều này bao gồm các kiểu ngủ không thường xuyên và các rối loạn giấc ngủ khác nhau như mất ngủ, chứng ngủ rũ và thiếu ngủ . Tình trạng tê liệt khi ngủ thường gặp ở những người làm việc theo ca.

Ngủ ở tư thế nằm ngửa

Điều đáng ngạc nhiên là nằm ngửa khi ngủ được phát hiện là một yếu tố nổi bật gây ra chứng tê liệt khi ngủ. Nó khiến người ngủ dễ bị tổn thương hơn do tăng áp lực lên phổi và đường thở.

Di truyền học

Chứng tê liệt khi ngủ có thể do di truyền.

Các vấn đề về tinh thần

Mối liên hệ giữa chứng tê liệt khi ngủ và sức khỏe tâm thần vẫn chưa được khám phá, nhưng số liệu thống kê cho thấy những người bị chấn thương, PTSD và các chứng lo âu khác nhau có xu hướng bị tê liệt khi ngủ.

Làm thế nào để đối phó với chứng tê liệt khi ngủ?

Không thể phủ nhận rằng tê liệt khi ngủ là một trải nghiệm khó chịu và đáng lo ngại, nhưng nó không mang bất kỳ mối nguy hiểm thực sự nào vì nó không gây hại cho cơ thể. Các bác sĩ khuyên bạn nên áp dụng thói quen ngủ lành mạnh hơn

Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

Không dùng caffeine hoặc các chất kích thích trước khi đi ngủ

Tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp khi ngủ.

Không để đồ điện tử trong phòng ngủ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *