Lý do bị sổ mũi khi trời lạnh

Gặp trời lạnh, khô các tuyến nhầy trong mũi hoạt động quá tốt, sản xuất dư chất lỏng làm ấm không khí, dẫn đến sổ mũi, chảy nước mũi.

Bài Viết Liên Quan

ly do bi so mui khi troi lanh 1dd 5509442

Ảnh minh họa

Bác sĩ Trần Thị Phương Thảo, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cơ sở 3, cho biết khi thời tiết trở lạnh, khoảng 50 đến 90% người bị sổ mũi, chảy mũi nước trong. Đây gọi là viêm mũi do lạnh hoặc “ mũi người trượt tuyết”.

Theo bác sĩ Thảo, hệ thống mũi xoang của con người được thiết kế để thực hiện chức năng làm ấm và ẩm không khí trước khi chúng đến phổi. Điều này giúp cho phổi và cổ họng không bị kích thích bởi không khí lạnh hơn nhiệt độ cơ thể. Ví dụ, nếu nhiệt độ không khí dưới 0C, sau khi qua mũi, không khí thường khoảng 26C đến 30C. Và độ ẩm của không khí sau khi đi qua mũi khoảng 100%, bất kể không khí chúng ta đang hít thở có lạnh đến mức nào.

Cụ thể, gặp không khí khô và lạnh, các dây thần kinh bên trong mũi làm tăng lưu lượng m.áu đến mũi, các mạch m.áu giãn mở, làm ấm không khí đi qua. Đồng thời, các tế bào của hệ thống miễn dịch (mast) kích hoạt tuyến nhầy, sản xuất nhiều chất nhầy lỏng hơn, làm ẩm không khí. Ước tính mỗi người có thể mất tới 300 đến 400 ml chất lỏng mỗi ngày qua mũi khi nó thực hiện chức năng này.

Đây là một phản ứng sinh lý tốt của cơ thể, nhằm đáp ứng sự thay đổi của môi trường. Nhưng khi cơ chế bù trừ hoạt động quá mức, lượng nước vượt quá nhu cầu cần thiết sẽ dẫn đến chảy nước mũi, bác sĩ Thảo cho hay.

Trên những người bị hen suyễn, chàm, dị ứng, người nhạy cảm với các chất kích thích từ môi trường và sự thay đổi nhiệt độ, tế bào mast thường nhạy cảm hơn, các thay đổi giãn nở mạch m.áu sẽ phản ứng mạnh hơn. Vì vậy, triệu chứng chảy nước mũi dễ xảy ra ở nhóm này. Ngoài ra, không khí lạnh có thể làm họ nghẹt mũi và hắt hơi.

Để phòng tránh sổ mũi, bác sĩ khuyên người dân ở vùng lạnh nên chủ động giữ ấm mũi miệng bằng khăn khi ra ngoài trời. Việc hít thở qua khăn sẽ làm ấm, cung cấp hơi ẩm cho không khí giữa mặt và chiếc khăn, giúp hạn chế tác động của khí lạnh khô lên mũi.

Khi ở nhà, tốt nhất nên chạy máy tạo độ ẩm hoặc dùng nước muối sinh lý xịt mũi để làm ẩm đường mũi mà không làm tiết quá nhiều chất nhầy. Các thuốc thông mũi không nên dùng thường xuyên. Vì thuốc ngăn chặn sự tích tụ chất nhày chỉ trong thời gian ngắn và có thể gây chảy nước mũi nhiều hơn sau khi thuốc xịt mũi hết tác dụng.

Với y học cổ truyền, các loại thảo dược vị cay, tính ấm, có tinh dầu như tía tô, gừng, bạc hà, bạch chỉ, tân di, quế… có tác dụng điều trị triệu chứng sổ mũi hiệu quả.

Bác sĩ Thảo hướng dẫn làm trà gừng với 10 gram gừng, 10 đến 15 gram đường nâu như sau: cắt gừng thành từng lát và bỏ vào nước sôi, để nhỏ lửa đậy nắp lại từ 5 đến 10 phút. Thêm đường nâu vào sau. Uống khi còn nóng.

Ngoài ra, các bài tập xoa mũi, bấm huyệt, châm cứu giúp khí huyết lưu thông vùng mũi, tập cho cơ thể thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, luyện tập thể dục, dưỡng sinh nâng cao sức đề kháng góp phần làm giảm tình trạng chảy nước mũi, hắt xì khi gặp lạnh.

“Nếu liên tục chảy nước mũi, nước mũi đặc và có màu, có thể bạn đã mắc các bệnh về đường hô hấp, như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm mũi họng cấp. Lúc này, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách”, bác sĩ Thảo nói.

Đau mắt đỏ dị ứng là gì và những điều cần biết về bệnh

Viêm kết mạc dị ứng (đau mắt đỏ dị ứng) thường xảy ra khi mắt của một người tiếp xúc với chất gây dị ứng, làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức.

Mắt trở nên sưng đỏ, đau và viêm. Bệnh có thể được điều trị với thuốc kháng histamine và chất ổn định dưỡng bào.

dau mat do di ung la gi va nhung dieu can biet ve benh 853 5426351

1. Viêm kết mạc dị ứng là gì?

Bệnh viêm kết mạc dị ứng là tình trạng kết mạc bị viêm do mắt xảy ra phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với dị nguyên (chất gây dị ứng).

Kết mạc rất dễ bị kích thích bởi các chất gây dị ứng. Viêm kết mạc dị ứng khá phổ biến. Đó là phản ứng bình thường của cơ thể với những chất mà nó coi là có hại.

2. Phân loại viêm kết mạc dị ứng

– Viêm kết mạc dị ứng cấp tính

Là tình trạng viêm kết mạc ngắn hạn phổ biến trong mùa dị ứng. Nó xảy ra ngay sau khi mắt tiếp xúc với các dị nguyên. Mí mắt và kết mạc đột nhiên sưng, ngứa và đỏ rát. Bạn cũng có thể bị chảy nước mũi. Bệnh thường kéo dài trong vài giờ, sau đó có thể tự hồi phục.

– Viêm kết mạc dị ứng mãn tính

Hay còn gọi là viêm kết mạc dị ứng theo mùa, viêm kết mạc dị ứng quanh năm. Bệnh thường xảy ra phổ biến và nghiêm trọng hơn vào mùa xuân hoặc hè. Đây là tình trạng mắt phản ứng nhẹ với các dị nguyên như phấn hoa, thức ăn, bụi và lông động vật.

– Viêm kết mạc dị ứng mùa xuân

Là một loại viêm kết mạc nặng, phổ biến nhất ở nam giới từ 5 đến 20 t.uổi, có t.iền sử bị chàm, hen xuyễn, hoặc dị ứng theo mùa. Viêm kết mạc mùa xuân thường xuất hiện lại mỗi mùa xuân và thuyên giảm vào mùa thu và mùa đông. Nhiều t.rẻ e.m hết tình trạng này khi trưởng thành.

– Viêm kết mạc dị ứng nhú gai khổng lồ

Bệnh xảy ra do tiếp xúc cơ học, thường gặp ở những người đeo kính áp tròng, sử dụng mắt giả, có chỉ khâu sau phẫu thuật mắt,…. Các dị vật này gây tổn thương dạng u nhú ở mi mắt.

dau mat do di ung la gi va nhung dieu can biet ve benh f59 5426351

Bệnh viêm kết mạc dị ứng nhú gai khổng lồ. (Ảnh Internet).

3. Triệu chứng

– Mắt đỏ.

– Đau mắt.

– Mắt tiết ghèn có màu vàng hoặc trong.

– Ngứa mắt.

– Mắt nhạy cảm với ánh sáng.

– Chảy nước mắt sống.

– Sưng mí mắt.

– Mí mắt có thể đau nhẹ.

– Bệnh viêm kết mạc dị ứng có thể đi kèm với một số triệu chứng dị ứng khác như sốt nhẹ, toàn thân mệt mỏi, chảy nước mũi, đau họng, các triệu chứng của viêm mũi họng.

4. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân bệnh viêm kết mạc dị ứng là do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với một chất. Đối với mỗi cơ địa khác nhau thì mức độ chịu ảnh hưởng bởi các chất gây dị ứng khác nhau. Chúng có thể là:

– Phấn hoa.

– Lông động vật.

– Thuốc nhỏ mắt.

– Mỹ phẩm, hóa chất làm đẹp.

– Mạt bụi.

5. Chẩn đoán

Đầu tiên bác sĩ sẽ quan sát triệu chứng, thăm khám và xem xét t.iền sử dị ứng của bạn. Nếu nghi ngờ là viêm kết mạc do dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm để có kết luận chắc chắn:

– Thử nghiệm dị ứng ở da: Cho da của bạn tiếp xúc với dị nguyên cụ thể và đ.ánh giá phản ứng của cơ thể.

dau mat do di ung la gi va nhung dieu can biet ve benh 448 5426351

Thử nghiệm đ.ánh giá dị ứng trên da. (Ảnh Internet).

– Xét nghiệm m.áu : Tìm hiểu xem có thể bạn có đang tạo ra protein, hay kháng thể, để tự bảo vệ mình chống lại dị ứng hay không.

– Xét nghiệm mô kết mạc: Kiểm tra các tế bào bạch cầu ở kết mạc. Bạch cầu ái toan là các tế bào bạch cầu được kích hoạt khi bạn bị dị ứng.

6. Điều trị

6.1. Điều trị tại nhà

Với đa số trường hợp, viêm kết mạc dị ứng chỉ cần điều trị và chăm sóc tại nhà. Bệnh có thể tự hồi phục sau vài ngày:

– Tránh xa các chất gây dị ứng. Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát. Đóng cửa sổ để giảm lượng bụi và phấn hoa.

– Sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý để làm loãng và loại bỏ các dị nguyên khỏi mắt.

– Tránh đeo kính áp tròng cho đến khi mắt đã khỏi hoàn toàn.

– Có thể chườm lạnh hoặc nóng để mắt dễ chịu hơn. Không nên dụi mắt.

6.2. Điều trị viêm kết mạc dị ứng bằng thuốc

6.2.1. Sử dụng thuốc nào để điều trị viêm kết mạc dị ứng?

Nguyên tắc điều trị viêm kết mạc dị ứng là giúp giảm thiểu triệu chứng, giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Hiện chưa có thuốc giúp giải quyết được tận gốc căn bệnh. Thông thường bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc chống dị ứng để giảm các phản ứng dị ứng của cơ thể.

Điều trị bằng thuốc thường bao gồm thuốc kháng histamine, chất ổn định tế bào mast và đôi khi là corticosteroid.

– Thuốc kháng histamine:

Cơ thể sản xuất histamine khi hệ thống miễn dịch phản ứng với một chất lạ. Thuốc kháng histamine ngăn chặn tác dụng của histamine. Thuốc có thể ở dạng uống hoặc nhỏ mắt, giúp giảm nhanh các triệu chứng.

– Thuốc ổn định tế bào Mast:

Thuốc ổn định tế bào Mast mất nhiều thời gian hơn để giảm đau hơn thuốc kháng histamine, nhưng tác dụng kéo dài hơn. Thuốc thường ở dạng nhỏ mắt. Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng cả thuốc kháng histamine và thuốc ổn định tế bào mast. Thuốc kháng histamine giúp giảm các triệu chứng trước khi các chất ổn định tế bào mast bắt đầu hoạt động.

– Corticosteroid:

Thuốc corticosteroid có thể làm giảm sưng và giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể. Thuốc chỉ được kê đơn khi các triệu chứng nghiêm trọng. Corticosteroid có tác dụng tốt nhưng nên dùng thận trọng và chỉ dùng trong thời gian ngắn, vì có thể có tác dụng phụ như làm tăng nhãn áp trong bệnh Glaucome, đục thủy tinh thể.

6.2.2. Lưu ý khi dùng thuốc

– Có rất nhiều loại thuốc chống dị ứng. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của bệnh nhân và xác định dị nguyên cụ thể để chỉ định loại thuốc phù hợp. Do đó, người bệnh tránh tự ý mua và sử dụng thuốc chống dị ứng để điều trị viêm kết mạc.

– Trong trường hợp viêm kết mạc dị ứng tái phát, bệnh nhân không tự ý dùng đơn thuốc cũ mà cần thăm khám lại và xin ý kiến của bác sĩ.

– Nhỏ thuốc kháng histamin và nước mắt nhân tạo cách nhau khoảng 5 phút. Không nhỏ 2 loại thuốc cùng một lúc.

– Sau khi nhỏ thuốc mắt nên nhắm mắt lại một vài giây giúp thuốc thấm tốt hơn. Tránh chớp mắt liên tục sau nhỏ thuốc sẽ khiến thuốc bị trôi đi, làm giảm hiệu quả và lãng phí thuốc.

– Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng cách và đúng liều.

dau mat do di ung la gi va nhung dieu can biet ve benh df5 5426351

Nhỏ thuốc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng hiệu quả điều trị viêm kết mạc dị ứng. (Ảnh Internet).

7. Biến chứng

– Giảm thị lực

Tuy viêm kết mạc dị ứng chỉ là bệnh n.hiễm t.rùng nhẹ. Tuy nhiên n.hiễm t.rùng cũng rất nhanh lây lan và tiến triển nếu không được kiểm soát tốt. Nó có thể làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác của mắt, không chỉ riêng kết mạc. Hậu quả là mắt bị khô rát, giảm thị lực, thu hẹp tầm nhìn.

– Loét giác mạc

Nếu viêm kết mạc dị ứng không được điều trị hiệu quả thì tình trạng viêm có thể lây sang giác mạc, gây loét giác mạc. Người bệnh sẽ bị giảm thị lực, mắt liên tục sưng đỏ và đau nhức, sợ ánh sáng, khó mở mắt.

– Viêm nội nhãn

Nếu để tình trạng n.hiễm t.rùng nghiêm trọng không điều trị, viêm nhiễm có thể lan tỏa ra phần sau của nhãn cầu, gọi là viêm nội nhãn. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, khó khắc phục, có thể gây teo nhãn cầu.

8. Các câu hỏi thường gặp

8.1. Bệnh viêm kết mạc dị ứng có lây không?

Viêm kết mạc dị ứng xảy ra khi mắt tiếp xúc với các dị nguyên. Trong đó, tình trạng dị ứng của mỗi cá nhân khác nhau là khác nhau. Do đó viêm kết mạc dị ứng là bệnh không lây nhiễm.

8.2. Viêm kết mạc dị ứng có thể tự khỏi không?

Bệnh có thể tự hồi phục sau 1 – 2 tuần nếu mắt được chăm sóc tốt và đúng cách. Nếu các triệu chứng nặng hơn, hoặc không hết sau 2 tuần thì bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám.

8.3. Có thể chữa dứt điểm viêm kết mạc dị ứng không?

Bệnh có tính chất tái phát theo mùa, rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Trừ khi bạn có thể điều trị được căn bệnh dị ứng. Tuy nhiên, điều này rất khó. Tránh tiếp xúc với dị nguyên là điều quan trọng nhất giúp bạn ngăn ngừa bệnh viêm kết mạc dị ứng tái phát.

8.4. Thuốc điều trị viêm kết mạc dị ứng là gì?

Không có thuốc đặc trị viêm kết mạc dị ứng. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ thường kê đơn thuốc chống dị ứng nhằm giảm các triệu chứng viêm kết mạc. Sử dụng thuốc cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ.

8.5. Nước mắt nhân tạo có giúp điều trị viêm kết mạc dị ứng không?

Nước mắt nhân tạo không có tác dụng điều trị viêm kết mạc nhưng nó giúp mắt dễ chịu hơn. Vì viêm dị ứng luôn làm khô mắt nên nước mắt nhân tạo sẽ giúp bôi trơn mắt, tạo cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *