Lợi ích sức khỏe của chất chống oxy hóa trong cà phê

Có nhiều quan điểm khác nhau về cà phê, có ý kiến cho rằng cà phê tốt cho sức khỏe và cung cấp năng lượng, trong khi một số người cho rằng nó gây nghiện và có hại.

Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho biết chất oxy hóa trong cà phê có lợi cho sức khỏe.

Cà phê có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh gan và bệnh Alzheimer. Nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe của cà phê có thể là do hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh mẽ.

Các nghiên cứu cho thấy cà phê là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lớn nhất trong chế độ ăn uống của con người.

Cơ thể thường bị các gốc tự do tấn công, có thể làm hỏng các phân tử quan trọng như protein và DNA. Chất chống oxy hóa góp phần vô hiệu hóa các gốc tự do, ngừa lão hóa và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật một phần do stress oxy hóa, bao gồm cả ung thư.

Cà phê đặc biệt giàu một số chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bao gồm acid hydrocinnamic và polyphenol. Acid hydrocinnamic rất hiệu quả trong việc trung hòa các gốc tự do và ngăn ngừa stress oxy hóa. Hơn nữa, polyphenol trong cà phê có thể ngăn ngừa một số bệnh, chẳng hạn như bệnh tim, ung thư và đái tháo đường type 2.

1. Cà phê chứa một số chất dinh dưỡng và có hàm lượng chất chống oxy hóa cao

loi ich suc khoe cua chat chong oxy hoa trong ca phe 1b1 7049304

Nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe của cà phê có thể là do hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh mẽ.

Một tách cà phê 240 ml thông thường chứa:

Vitamin B2 (riboflavin): 11% DV (giá trị hàng ngày)Vitamin B5 (acid pantothenic): 6% DVVitamin B1 (thiamine): 2% trong số DVVitamin B3 (niacin): 2% DVFolate: 1% DVMangan: 3% DVKali: 3% DVMagie: 2% DVPhốt pho: 1% DV

Con số này có vẻ không nhiều nhưng hãy thử nhân nó với số cốc cà phê tiêu thụ mỗi ngày – nó có thể bổ sung một phần đáng kể vào lượng chất dinh dưỡng hàng ngày. Nhiều người tiêu thụ khoảng 1 – 2g chất chống oxy hóa mỗi ngày, chủ yếu từ đồ uống như cà phê và trà.

Đồ uống là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lớn hơn nhiều trong chế độ ăn uống so với thực phẩm. Trên thực tế, 79% chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống đến từ đồ uống, trong khi chỉ 21% đến từ thực phẩm. Đó là bởi vì mọi người có xu hướng tiêu thụ nhiều đồ uống giàu chất chống oxy hóa hơn là thực phẩm.

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã xem xét hàm lượng chất chống oxy hóa trong các loại thực phẩm khác nhau theo khẩu phần.

Cà phê đứng thứ 11 trong danh sách sau một số loại quả mọng. Tuy nhiên, vì nhiều người ăn ít quả mọng nhưng uống nhiều tách cà phê mỗi ngày nên tổng lượng chất chống oxy hóa do cà phê cung cấp vượt xa quả mọng mặc dù quả mọng có thể chứa lượng lớn hơn trong mỗi khẩu phần.

Trong các nghiên cứu của Na Uy và Phần Lan, cà phê được chứng minh là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lớn nhất cung cấp khoảng 64% tổng lượng chất chống oxy hóa cho mọi người. Trong những nghiên cứu này, lượng cà phê trung bình tiêu thụ là 450 – 600ml mỗi ngày hoặc từ 2 – 4 cốc.

Ngoài ra, các nghiên cứu từ Tây Ban Nha, Nhật Bản, Ba Lan và Pháp kết luận rằng cà phê cho đến nay là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lớn nhất trong chế độ ăn uống.

2. Chất chống oxy hóa trong cà phê liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh

loi ich suc khoe cua chat chong oxy hoa trong ca phe c74 7049304

Cà phê là nguồn cung cấp rất nhiều chất chống oxy hóa.

Cà phê có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh. Những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 thấp hơn 23 – 50%. Mỗi cốc hàng ngày có liên quan đến việc giảm 7% rủi ro.

Cà phê dường như cũng rất có lợi cho gan, vì những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh xơ gan thấp hơn nhiều. Hơn nữa, nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư gan và đại trực tràng, đồng thời một số nghiên cứu đã quan sát thấy nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ giảm.

Uống cà phê thường xuyên cũng có thể làm giảm 32 – 65% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cà phê cũng có thể có lợi cho các khía cạnh khác của sức khỏe tâm thần. Phụ nữ uống cà phê ít có khả năng bị trầm cảm. Hơn nữa, uống cà phê có liên quan đến việc kéo dài t.uổi thọ và giảm tới 20 – 30% nguy cơ t.ử v.ong sớm.

Cần lưu ý, hầu hết các nghiên cứu này đều mang tính quan sát. Họ không thể chứng minh rằng cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh, chỉ có điều những người uống cà phê ít mắc các bệnh này hơn.

Có nhiều loại chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống và cà phê là nguồn cung cấp rất nhiều chất chống oxy hóa đó. Tuy nhiên, nó không cung cấp các chất chống oxy hóa giống như các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như trái cây và rau quả. Vì vậy mặc dù cà phê có thể là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lớn nhất trong chế độ ăn uống nhưng cần bổ sung đa dạng các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa. Để có sức khỏe tối ưu, tốt nhất nên bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và hợp chất thực vật từ nhiều nguồn khác nhau.

Không khí ô nhiễm, ăn gì giúp phổi khỏe mạnh?

Bằng cách áp dụng chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, các chất dinh dưỡng, bạn sẽ bảo vệ được lá phổi trước tình hình ô nhiễm không khí như hiện nay.

Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lá phổi. Khi chúng ta hít thở không khí ô nhiễm, các hạt và hóa chất độc hại có thể gây kích ứng, làm hỏng hệ hô hấp, dẫn đến các vấn đề về hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi và thậm chí là ung thư phổi.

Ăn các loại thực phẩm lành mạnh không thể bảo vệ hoàn toàn lá phổi, nhưng nó có thể góp phần giúp lá phổi tốt hơn, giảm thiểu một số rủi ro liên quan sức khỏe vì ô nhiễm không khí. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn có thể nghĩ tới.

Rau lá xanh

Các loại rau lá xanh giàu chất chống oxy hóa và vitamin, chẳng hạn như vitamin C và E, carotenoid, sắt, kali, canxi. Những chất dinh dưỡng này tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, giúp giảm viêm phổi, tăng cường sức khỏe phổi tổng thể, bảo vệ phổi khỏi các tổn thương oxy hóa do các chất ô nhiễm không khí gây ra.

Trái cây quả mọng

Hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong các loại quả mọng như dâu tây và quả việt quất có thể giúp giảm viêm và tình trạng stress oxy hóa trong phổi.

Loại trái cây quả mọng thường giàu anthocyanin – một chất chống oxy hóa thuộc họ flavonoid, giúp giảm chất nhầy và viêm trong phổi, làm chậm sự suy giảm chức năng phổi.

Tỏi

Nổi tiếng với đặc tính chống viêm và kháng khuẩn cao, tỏi có thể hỗ trợ sức khỏe lá phổi, bằng cách giảm nguy cơ mắc n.hiễm t.rùng và viêm phổi.

Nghệ

Nhờ có hợp chất hoạt tính curcumin, nghệ có đặc tính chống viêm mạnh mẽ giúp bảo vệ lá phổi khỏi tác hại từ các chất ô nhiễm không khí.

Gừng

Gừng chứa gingerol, một hợp chất tác dụng chống viêm mạnh mẽ, có thể giúp giảm viêm đường hô hấp do ô nhiễm không khí.

khong khi o nhiem an gi giup phoi khoe manh 089 7042636

Bằng cách áp dụng chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, các chất dinh dưỡng, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để bảo vệ lá phổi trước ô nhiễm không khí. (Ảnh: womenfitness)

Trà xanh

Chứa nhiều chất chống oxy hóa, trà xanh có thể làm giảm viêm, cải thiện chức năng phổi nhờ hàm lượng polyphenol cực kỳ cao.

Cam quýt

Các loại trái cây có múi như cam, quýt là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại n.hiễm t.rùng đường hô hấp.

Hạt hạnh nhân, quả óc chó

Hạt hạnh nhân và quả óc chó rất giàu axit béo omega-3 có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp.

Theo Kiah Connolly, bác sĩ cấp cứu và giám đốc y tế tại Trifecta Nutrition có trụ sở tại California, Mỹ, quả óc chó là nguồn cung cấp magiê tuyệt vời. Đây là chất điện giải quan trọng giúp hỗ trợ các cơ trong phổi. Còn axit béo omega-3 trong quả óc chó có tác dụng như một chất chống viêm, làm giảm viêm phổi và cải thiện khả năng thở của bạn.

Củ cải đường

Củ cải đường chứa nhiều nitrat. Khi tiêu thụ, cơ thể bạn sẽ chuyển hóa những nitrat này thành oxit nitric giúp thư giãn mạch m.áu, tăng lưu lượng oxy và giảm huyết áp, tất cả đều giúp cải thiện chức năng phổi. Củ cải đường cũng chứa chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm cao.

Táo

Táo chứa flavonoid và nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe phổi, giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, do có chứa chất quercetin chống oxy hóa cao, táo đã được chứng minh có tác dụng làm giảm sự suy giảm chức năng phổi.

Cà chua

Cà chua là một trong những nguồn thực vật giàu lycopene nhất, đây là loại caroten liên quan đến việc cải thiện chức năng phổi. Dùng nhiều cà chua góp phần ngăn ngừa suy giảm chức năng phổi, giảm viêm đường hô hấp.

Nhìn chung, một số chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin E, axit béo omega-3, các chất chống oxy hóa trong trái cây, rau, quả mọng, các loại hạt có vai trò giảm viêm, tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ chống lại stress oxy hóa do các chất ô nhiễm không khí gây ra.

Lưu ý

Dù chế độ ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ sức khỏe lá phổi, nhưng nó không thể chống lại hoàn toàn các tác động bất lợi từ ô nhiễm không khí.

Để giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí với sức khỏe lá phổi, điều quan trọng là phải giảm mức độ ô nhiễm không khí, tìm đến các sáng kiến ​​không khí sạch. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy lọc không khí, tránh các hoạt động thể chất ngoài trời trong những ngày ô nhiễm cao, đeo khẩu trang bảo vệ thường xuyên ở những khu vực bị ô nhiễm nặng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *