Để duy trì sức khỏe, chúng ta không chỉ chú ý đến những gì ăn vào mà còn cả những điều sẽ làm sau khi ăn.
Một quan niệm lâu đời của người Ấn Độ có tên là “shatapavli”, khuyến khích mọi người đi dạo sau khi ăn. “Shatpavali” về cơ bản được định nghĩa là đi bộ 100 bước sau mỗi bữa ăn, tiến sĩ Nitika Kohli, chuyên gia y học cổ truyền, đã viết trên Instagram.
Để duy trì sức khỏe, điều quan trọng là không chỉ chú ý đến những gì ăn vào mà còn cả những điều sẽ làm sau khi ăn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cô Nitika Kohli giải thích rằng thói quen từ thời cổ đại này đã được chứng minh là cách hiệu quả nhất cho quá trình tiêu hóa.
Cô Nitika Kohli cho biết: Đi bộ 100 bước sau mỗi bữa ăn sẽ tạo thói quen tiêu hóa tốt cho cơ thể, đồng thời đây là cách tốt nhất để giữ cho cơ thể cân đối và quá trình tiêu hóa được hiệu quả.
Đồng ý với ý kiến trên, tiến sĩ Pradeep Shrivastava, một chuyên gia về y học cổ truyền hàng đầu của Ấn Độ, cho biết lợi ích của việc đi bộ 100 bước sau khi ăn như sau:
Hỗ trợ tiêu hóa
Thúc đẩy quá trình đốt cháy calo
Kiểm soát lượng đường trong m.áu tốt hơn
Quản lý mức mỡ m.áu trong cơ thể .
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí về y học thể thao Sports Medicine cũng phát hiện ra rằng đi bộ một đoạn ngắn sau bữa ăn có thể làm giảm lượng đường trong m.áu, giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 . Nhưng nhớ đừng bao giờ đi bộ nhanh vì nó có thể gây ra các vấn đề không tốt cho sức khỏe.
Nếu bạn đi 100 bước sau mỗi bữa ăn, bạn sẽ sống thọ hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Khoa học nói gì về điều này?
Một nghiên cứu năm 2009 đã phát hiện bệnh nhân tiểu đường, nếu đi bộ sau khi ăn có tác dụng tốt đối với lượng đường trong m.áu.
Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2013 cho thấy kết quả tương tự, ngay cả ở những bệnh nhân lớn t.uổi không hoạt động. Lần này, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng 3 lần đi bộ ngắn 15 phút sau mỗi bữa ăn, sẽ tốt hơn một lần đi bộ dài 45 phút trong ngày. Ngoài việc cải thiện lượng đường trong m.áu, còn cải thiện tiêu hóa nói chung, theo Asianmedicine.
Phát hiện loại quả tuyệt vời giúp giảm mức đường huyết sau ăn
Nghiên cứu đã phát hiện ăn quả mọng trong bữa ăn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường (đái tháo đường) loại 2.
Bởi vì các loại trái cây có thể cải thiện cách cơ thể chuyển hóa đường.
Bác sĩ Vishal Shah từ trang web y tế Thriva đã chia sẻ những lựa chọn lối sống tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ông giải thích: Ăn carbohydrate (chất đường bột) thường làm tăng lượng đường trong m.áu, đồng thời lượng insulin trong m.áu cũng tăng lên để xử lý đường.
Lượng đường trong m.áu và insulin tăng đột biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu đã kết luận: Các loại quả mọng, đặc biệt là nam việt quất, việt quất, mâm xôi và dâu tây, giúp cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau ăn và tăng insulin m.áu ở người lớn thừa cân hoặc béo phì bị kháng insulin và ở người lớn mắc hội chứng chuyển hóa.
Quả mọng giúp giảm cả mức cholesterol “xấu” LDL, huyết áp tâm thu, lượng đường trong m.áu lúc đói, chỉ số khối cơ thể và mức đường huyết trung bình. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhưng có một cách để giải quyết vấn đền này là thêm quả mọng vào bữa ăn. Điều này có thể cải thiện cách cơ thể chuyển hóa đường, từ đó cần ít insulin hơn và mức đường không thay đổi đột ngột, tiến sĩ Shah cho biết, theo tờ Express.
Mặc dù các loại quả mọng có chứa đường ở dạng fructose, nhưng chúng chứa đầy các dưỡng chất giúp thay đổi cách cơ thể phản ứng với thức ăn, ông giải thích.
Thực tế, điều này đã được chứng minh bởi một nghiên cứu được công bố trên tạp chí nghiên cứu Food and Function vào năm 2019.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích tổng hợp 22 thử nghiệm đ.ánh giá tác động của các loại quả mọng trong chế độ ăn uống ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ và châu Âu.
Kết quả đã phát hiện ra rằng quả mọng cho “kết quả tích cực trong việc quản lý bệnh tiểu đường”.
Mặc dù quả mọng có tác dụng hữu ích đối với việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường, nhưng cần phải kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và thường xuyên vận động. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đó là giảm cả mức cholesterol “xấu” LDL, huyết áp tâm thu, lượng đường trong m.áu lúc đói, chỉ số khối cơ thể và mức đường huyết trung bình, theo Express.
Các nhà nghiên cứu đã kết luận: Các loại quả mọng, đặc biệt là nam việt quất, việt quất, mâm xôi và dâu tây, giúp cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau ăn và tăng insulin m.áu ở người lớn thừa cân hoặc béo phì bị kháng insulin và ở người lớn mắc hội chứng chuyển hóa.
Trong các nghiên cứu dài hạn, những loại quả mọng này có thể cải thiện đường huyết và mỡ m.áu, huyết áp và chứng xơ vữa động mạch, các nhà nghiên cứu cho biết.
Các bằng chứng hiện có cho thấy các loại quả mọng có vai trò mới nổi trong các chiến lược ăn uống để ngăn ngừa bệnh tiểu đường và các biến chứng.
Mặc dù quả mọng có tác dụng hữu ích đối với việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường, nhưng cần phải kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và thường xuyên vận động, các nhà nghiên cứu lưu ý, theo Express.