Tại TP.HCM, hiện có tới 50% trẻ tiểu học bị thừa cân, béo phì, 15,4% trẻ học đường bị tăng huyết áp, 9 t.uổi đã có trẻ bị đái tháo đường type 2…
Bài Viết Liên Quan
- Những đột phá y học tuyệt vời nhất năm 2019
- Rối loạn tiêu hóa ở t.rẻ e.m: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
- Thời điểm vàng để ăn ngũ cốc giúp giảm cân, đẹp da, đẩy lùi ung thư
Nhiều học sinh vội ăn sáng trước khi đến trường – Ảnh: T.DƯƠNG
BSCK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đó là do các bậc phụ huynh thiếu kiến thức về việc chăm sóc trẻ hoặc có kiến thức nhưng thực hành không đúng, ngoài ra còn phải kể đến những tác động của kinh tế – xã hội…
Trẻ bỏ bữa sáng với những lý do “rất thành phố”
Gần 7h sáng 7-1, trước cổng Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, Q. Bình Thạnh, TP.HCM, bé P.N.L., 8 t.uổi, được ba mẹ đưa đến trường bằng xe hơi. Chị N.T.T. – 35 t.uổi, mẹ bé L. – kể do vợ chồng chị phải đưa hai bé đi học. Bé lớn học Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, bé nhỏ học Trường mầm non 30-4 nên chị chỉ kịp cho bé lớn t.iền đến trường ăn sáng.
Mỗi ngày chị cho bé 20.000 đồng. Giờ ra chơi bé sẽ tranh thủ ăn sáng tại căng-tin trường. Nghe bé kể căng-tin trường có nhiều món nên chị cũng yên tâm. Khi hỏi chị có chắc bé ăn sáng đều không, ăn sáng món gì thì chị T. bảo chị nghĩ bé đói thì sẽ ăn thôi, chứ bé chọn ăn món gì thì chị cũng không rõ.
Tại Trường tiểu học Hà Huy Tập, Q. Bình Thạnh, nhiều bà mẹ tranh thủ đút những phần hambuger cho trẻ. Những bà mẹ này kể các cháu vội đi học sớm, thường phải đến trường trước 7h nên các chị chỉ kịp mua những phần ăn sáng bán ngay ở cổng trường cho các con ăn.
Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, ở các đô thị nhiều trẻ đã bỏ qua bữa sáng với những lý do “rất thành phố” như bị tắc đường, ba mẹ phải đi làm sớm… Trẻ không ăn sáng sẽ thấy đói bụng, khi được cha mẹ cho t.iền trẻ đã chọn mua những loại thức ăn nhanh, tiện lợi để kịp ăn trong những giờ ra chơi.
Những loại thức ăn này thường có nhiều dầu mỡ, chiên xào, có nhiều chất béo, nhiều muối, đường như hamburger, mì gói, xúc xích, xiên que… nên ăn vào sẽ tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Trẻ bỏ bữa sáng hoặc ăn qua loa vào bữa sáng sẽ ăn nhiều vào buổi trưa, buổi chiều cũng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.
Tất cả trẻ bị đái tháo đường type 2 đều bị béo phì nặng
Tại TP.HCM, hiện có tới 50% trẻ tiểu học bị thừa cân, béo phì, 15,4% trẻ học đường (6 – 18 t.uổi) bị tăng huyết áp, 9 t.uổi đã có trẻ bị đái tháo đường type 2 trong khi dạng đái tháo đường này vốn thường gặp ở người nhiều t.uổi…
Theo bác sĩ Ngọc Diệp, trẻ thừa cân, béo phì sẽ dẫn đến những nguy cơ bị cao huyết áp, đái tháo đường và một số bệnh ung thư. Tăng huyết áp ngày càng trẻ hóa. Trước đây tăng huyết áp chỉ thường gặp ở người trên 60 t.uổi, sau này gặp ở cả những người 40 t.uổi và những năm gần đây còn gặp nhiều ở thanh niên, trẻ v.ị t.hành n.iên, nên đã xuất hiện nhiều trẻ bị đột quỵ.
Có khoảng 60% những người bị tăng huyết áp nhưng lại không biết mình bị như vậy. Nhiều người nghĩ tăng huyết áp thường gặp ở những người lớn t.uổi và người trẻ t.uổi không bị. Trong số 15,4% trẻ bị tăng huyết áp này các bác sĩ ghi nhận trẻ đều bị béo phì, béo bụng, dinh dưỡng không hợp lý, ít luyện tập.
Còn những trẻ bị đái tháo đường type 2 đều bị béo phì nặng, gia đình có người bị đái tháo đường. Bác sĩ Ngọc Diệp cho rằng nếu những trẻ sinh ra trong những gia đình này được chăm sóc dinh dưỡng, vận động tốt sẽ ngừa được nguy cơ đái tháo đường nhiều.
Bác sĩ Ngọc Diệp khuyên cần cho trẻ chế độ ăn uống cân đối các nhóm thực phẩm và phải ăn đạt được 3 phần rau, 2 phần trái cây mỗi ngày (phần sẽ tương đương với t.uổi), nên cho trẻ uống sữa không đường, cần tăng cường vận động thể lực ít nhất 120 phút/ngày, nên tham gia một môn thể thao, năng động tham gia các hoạt động thể lực, làm việc nhà để phòng ngừa thừa cân, béo phì. Khi thấy trẻ tăng cân nhanh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn phòng thừa cân, béo phì.
Rất nhiều t.rẻ e.m TP thiếu vitamin D
Bác sĩ Ngọc Diệp cho biết vitamin D là một chất rất quan trọng đối với sức đề kháng của cơ thể, nhưng có tới 49,8-58,3% t.rẻ e.m tuổi tiểu học của TP.HCM thiếu vitamin D. Trong khi tỉ lệ này ở t.rẻ e.m tuổi tiểu học tại nông thôn là 46,6-46,7%, nghĩa là t.rẻ e.m ở TP thiếu vitamin D hơn t.rẻ e.m nông thôn.
Nguyên nhân là do t.rẻ e.m ở TP được “úm” kỹ trong nhà. TP có nhiều nhà cao tầng nên có nhiều kính, trẻ phơi nắng qua kính không chuyển hóa được t.iền vitamin D trong cơ thể thành vitamin D.
Bác sĩ Diệp khuyên trẻ cần được ăn chất đạm có nguồn gốc từ động vật vì trong đó có vitamin D. Cá biển, gan là những thực phẩm có nhiều vitamin D. Trẻ nên vận động ngoài trời trong khoảng thời gian có ánh nắng chưa gay gắt vào đầu buổi sáng hoặc cuối buổi chiều để hỗ trợ quá trình chuyển hóa vitamin D trong cơ thể, bổ sung vitamin D nếu trẻ có nguy cơ bị thiếu vitamin D.
Sai lầm khi ăn cơm
Ăn quá nhiều cơm gạo trắng, nhai không kỹ hay nấu bằng nước lạnh là những sai lầm phổ biến của người Việt, có thể gây hại đến sức khỏe.
Cơm là món ăn phổ biến trong mỗi gia đình người Việt. Tuy nhiên, việc ăn cơm tưởng chừng đơn giản này không phải ai cũng thực hiện đúng cách. PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, nguyên Trưởng khoa Vi chất, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chỉ ra một số sai lầm trong cách ăn cơm của người Việt.
Không nhai kỹ
Việc ăn cơm không nhai kỹ sẽ không giúp bạn nhận thức được cơn đói tự nhiên, cũng như các dấu hiệu báo no. Nó làm tăng nguy cơ ăn quá nhiều, dẫn đến béo phì. Ngoài ra, những người ăn nhanh sẽ ăn nhiều hơn. Khi ăn nhanh, cơ thể sẽ ngừng tiết hormone có nhiệm vụ thông báo lên não rằng dạ dày đã đầy.
Ăn quá nhiều cơm gạo trắng
Theo PGS Nguyễn Xuân Ninh, một số người thích ăn cơm nấu từ gạo trắng đẹp mắt, nhưng gạo chế biến càng mất chất dinh dưỡng, lượng xenlulo giảm. Do vậy, bạn khó có cảm giác no bụng, khiến lượng thức ăn đưa vào cơ thể tăng cao, dễ mắc bệnh béo phì.
Ăn quá nhiều cơm gạo trắng có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Ảnh minh họa: Insider.
Vo kỹ gạo
Thông thường, gạo cung cấp chất bột đường, vitamin và các khoáng chất, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Trong đó, gạo chứa chủ yếu là vitamin nhóm B (B1, B3, B6) và chất xơ.
Ngoài ra, gạo còn có vitamin E, sắt, kẽm, thậm chí omega-3. Lớp vỏ cám ở quanh hạt gạo chứa rất nhiều xenlulo, có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol, làm giảm hàm lượng cholesterol có hại trong m.áu. Vì vậy, khi bạn vo gạo quá kỹ, lượng dinh dưỡng quan trọng trong thực phẩm này sẽ mất đi, tăng nguy cơ gây hại cho cơ thể.
Nấu cơm bằng nước lạnh
PGS Ninh cho biết khi bạn sử dụng nước lạnh để nấu cơm, hạt gạo bị trương lên, chất dinh dưỡng nở ra, tan vào nước. Nếu dùng nước sôi để nấu, hạt cơm sẽ dẻo, lớp ngoài hạt gạo co lại, tạo màng bảo vệ. Khi đó, hạt không bị nứt, vỡ, lượng vitamin B1 được giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.
Chỉ ăn gạo trắng
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh cho hay cách ăn cơm đúng là không nên ăn quá 3 bát/ngày. Bạn hãy tập thói quen giảm lượng cơm trắng mỗi bữa, thay vào đó, bổ sung đa dạng các món ăn đi kèm.
Vị chuyên gia dinh dưỡng này cũng khuyên mọi người nên ăn rau trước tiên, sau đó mới đến cơm và món khác. Chất xơ có trong rau sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể. Lượng carbohydrates mà bạn nạp vào sẽ mất nhiều thời gian hơn để chuyển hóa thành glucose. Điều này giúp đường huyết không tăng cao và hạn chế áp lực cho quá trình tổng hợp đường của cơ thể.
Ngoài ra, chất xơ trong rau sẽ giúp bạn no nhanh và lâu đói, khiến bạn ăn ít cơm, đồng thời lượng đường bột nạp vào cơ thể cũng giảm đi.
“Có thể thay thế gạo trắng bằng các loại ngũ cốc, đậu nhiều chất xơ. Các loại ngũ cốc thô nguyên hạt sẽ giữ được vitamin và chất xơ như gạo lứt, yến mạch, ngô, lúa mỳ, mè đen, đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ… Những loại carbohydrates phức hợp trong ngũ cốc giúp điều hòa sự hấp thụ đường, đồng thời, thúc đẩy sự chuyển hóa chất béo”, PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh nói.
Ông Ninh cũng khuyến cáo người dân ăn ít cơm vào bữa tối. Ăn quá nhiều cơm có khả năng làm tăng nồng độ đường trong m.áu vào sáng hôm sau. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn cơm vào buổi sáng hoặc trưa, sau đó, bữa tối ăn nhẹ nhàng.