Nguyên nhân gây mờ mắt có thể do cận thị hoặc bị dị ứng với các loại thuốc nhỏ mắt,.. Cần chú ý đến những biểu hiện bất thường của mắt để được thăm khám kịp thời
Bài Viết Liên Quan
- Thầy giáo trẻ được học sinh xếp hàng tiễn đưa lần cuối
- Chấn thương đầu, cổ tăng mạnh kể từ khi iPhone xuất hiện
- B.é t.rai 3 t.uổi bị đột quỵ
Bạn có thường gặp phải tình trạng mắt đột nhiên bị mờ khi xem phim hay đọc sách? Có rất nhiều người thường bỏ qua biểu hiện nhỏ này nếu nó nhanh chóng biến mất.
Tuy nhiên, đừng làm như vậy vì đây có thể là biểu hiện của những bệnh lý hết sức nguy hiểm. Bên cạnh đó việc nắm rõ nguyên nhân gây mờ mắt sẽ hỗ trợ bạn trong việc điều trị bệnh được chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.
Nguyên nhân gây mờ mẳt
1. Cận thị
Cận thị là một nguyên nhân gây mờ mắt thường gặp, cùng với nhức đầu, căng mắt và nheo mắt để tập trung vào các vật ở xa. Điều trị có thể được thực hiện bằng kính đeo mắt, thấu kính chỉnh hình hoặc phẫu thuật mắt.
Cận thị là một trong những nguyên nhân gây mờ mắt phổ biến (Ảnh: Internet)
2. Loạn thị
Loạn thị là bệnh gây ra do giác mạc có hình dạng bất thường, dẫn đến kết quả là võng mạc không nhận được ánh sáng đúng cách.
Bình thường, bề mặt giác mạc có hình cầu (ví như khi ta cắt một phần qua trái bóng đá). Khi bị loạn thị, giác mạc có độ cong không đều (ví như khi ta cắt một phần qua trái bóng bầu dục).
Sự thay đổi độ cong bề mặt giác mạc làm hình ảnh của vật hội tụ thành nhiều đường tiêu trên võng mạc dẫn đến nhìn mờ nhòe, biến dạng hình ảnh.
Điều trị loạn thị có thể là kính đeo mắt, thấu kính chỉnh hình hoặc phẫu thuật mắt.
3. Viễn thị hoặc huyết tương thấp
Xảy ra với mắt do thấu kính không điều chỉnh được đúng đường truyền của ánh sáng, dẫn đến các điểm tập trung ra phía sau võng mạc khiến hình ảnh nhận được bị mờ, nhòe đi. Nó cũng có thể là vấn đề mệt mỏi.
Điều trị bằng cách kính đeo mắt, thấu kính chỉnh hình hoặc phẫu thuật mắt.
4. Kính áp tròng
Một trong những nguyên nhân gây mờ mắt không ngờ tới chính là do đeo kính áp tròng.
Kính áp tròng bị tác động mạnh sẽ gây mờ mắt ở những mức độ khác nhau (Ảnh: Internet)
Tác động vào kính áp tròng quá mức đôi khi có thể dẫn đến thị lực mờ do tích tụ các mảnh vỡ và protein. Điều trị thường là thay thế cho kính áp tròng cũ bằng một cặp mới hay đeo kính thường.
5. Mắt khô mãn tính
Mắt bị khô có thể dẫn đến việc thị lực mờ. Phương pháp điều trị có thể được chỉ định bao gồm bôi trơn bằng các loại thuốc nhỏ mắt hoặc phẫu thuật .
6. Thuốc nhỏ mắt
Một số loại thuốc nhỏ mắt có thể kích thích mắt của bạn và làm mờ mắt từ chất bảo quản trong đó. Thuốc gây dị ứng (phản ứng phụ) là một trong những nguyên nhân gây ra thị lực mờ bất ngờ, cho dù đó là thuốc không cần toa hoặc thuốc kê đơn.
Điều trị có thể đơn giản như sử dụng nước mắt nhân tạo.
7. Mang thai
Mang thai gây ra sự thay đổi hoóc môn mà đôi khi có thể gây ra thị lực mờ do mắt khô. Nó cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai nghén hoặc huyết áp cao trong một số trường hợp.
Mang thai là yếu tố nguy cơ gây mờ mắt (Ảnh: Internet)
Cách điều trị là dùng thuốc nhỏ mắt đối với những trường hợp không mấy nghiêm trọng, nếu có dấu hiệu nặng hơn thì phải nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
8. Bị đau nửa đầu hay nhức đầu
Bị nhức đầu hoặc đau nửa đầu có thể bắt đầu với biểu hiện với mắt mờ. Đây cũng là một nguyên nhân gây mờ mắt thường thấy.
Cách điều trị là hãy dành thời gian chăm sóc và để mắt nghỉ ngơi
9. T.uổi tác
Những đốm protein của chất lỏng có dạng thủy tinh ở phía sau mắt của bạn. Bạn có thể thấy chúng như những bóng tối trên võng mạc khi bạn già đi.
Việc điều trị này không được thực hiện cho lần nhìn mờ tạm thời, hãy tới bệnh viện kiểm tra và làm phẫu thuật nếu nó trở thành một triệu chứng nghiêm trọng hơn.
10. Phẫu thuật LASIK
Phẫu thuật này có thể gây ra thị lực mờ tạm thời trong vài ngày tới vài tuần. Hãy để đôi mắt của bạn có thời gian lành lại.
Đừng chủ quan với mờ mắt
Đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn”, cũng là phương tiện giúp chúng ta nhìn ngắm thế giới. Nhưng khi thị lực bỗng dưng yếu đi và bạn không thể nhìn rõ đồ vật, bạn nhất thiết phải kiểm tra để sàng lọc nguyên nhân gây mờ mắt.
Bởi nếu chủ quan, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội phát hiện và điều trị kịp thời những căn bệnh tiềm ẩn ở mắt cũng như ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm về sau.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới mờ mắt chúng ta cần cảnh giác. Ảnh: IrisVision
Những nguyên nhân phổ biến gây ra mờ mắt
Các chuyên gia nhãn khoa cho biết ngoài các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị và tiến trình lão hóa tự nhiên, có nhiều nguyên nhân khác khiến mắt bị mờ đi đột ngột. Trong đó, nguyên nhân phổ biến là từ một bệnh lý về mắt. ơn cử, bệnh đục thủy tinh thể làm xuất hiện những vùng mờ đục che phủ phần thủy tinh thể trong mắt, gây cản trở quá trình truyền hình ảnh tới não thông qua dây thần kinh thị giác và dẫn tới mờ mắt.
Bệnh thoái hóa điểm vàng do t.uổi tác ảnh hưởng đến hoàng điểm – bộ phận của mắt giúp chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh sắc nét, nên khi bệnh tiến triển sẽ khiến thị lực mờ dần. Một số bệnh mắt khác cũng gây mờ mắt gồm cườm nước, viêm mống mắt, bong võng mạc, tắc tĩnh mạch võng mạc, trầy xước giác mạc, viêm giác mạc do vi khuẩn.
Mờ mắt cũng có thể là do một bệnh lý khác không phải từ mắt. Chẳng hạn, bệnh nhân tiểu đường cũng có triệu chứng mờ mắt khi nồng độ đường huyết tăng cao, do tình trạng này gây ra những thay đổi trong thủy tinh thể ở mắt. Khoảng số bệnh nhân đa xơ cứng cũng có thể gặp triệu chứng mờ mắt. Một số bệnh tác động trực tiếp đến sức khỏe não bộ – gồm u não, bệnh nhược cơ, đau nửa đầu – cũng khiến bệnh nhân gặp phải tình trạng mờ mắt.
Ngoài ra, mờ mắt cũng có thể là hệ quả của thói quen sinh hoạt bất lợi cho “cửa sổ tâm hồn”, chẳng hạn như hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số (do liên tục vào màn hình điện tử trong thời gian dài), hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc trị sốt rét chloroquine.
Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào nguyên nhân mà tình trạng mờ mắt có thể xuất hiện ở một hoặc hai mắt, cũng như có thể có hoặc không có triệu chứng kèm theo. Tuy vậy, một số dấu hiệu thường gặp bao gồm: nhạy cảm với ánh sáng, khô và đau mắt, căng và mỏi mắt, đỏ mắt, ngứa, tiết dịch mắt, nhức đầu và buồn nôn, xuất hiện chấm đen trước mắt, nhìn thấy 2 hình ảnh cùng lúc, có dấu hiệu tổn thương mắt…
Cần làm gì khi có triệu chứng nhìn mờ?
Các chuyên gia khuyến nghị mọi người cần lập tức đến bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra nếu thấy mắt đột nhiên mờ đi và kèm theo những triệu chứng nghiêm trọng như đau đầu dữ dội, khó nói chuyện, khó nhìn, liệt mặt, phối hợp kém và suy yếu phần cơ ở mặt hoặc các chi. Thông thường, bệnh nhân được kiểm tra thị lực tại chỗ bằng bảng Snellen, nhằm đ.ánh giá mức độ nhìn thấy chữ hoặc số nào đó từ một khoảng cách nhất định. Các bác sĩ có thể tiến hành thêm một số cách kiểm tra khác gồm dùng đèn khe và dùng kính soi đáy mắt. Sau khi kiểm tra mắt, bác sĩ tiếp tục rà soát t.iền sử bệnh về mắt của người bệnh và gia đình họ.
Tùy vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân. ơn cử, đối với người bị mờ mắt do các tật khúc xạ, giải pháp đơn giản là đeo kính hoặc phẫu thuật bằng laser để khắc phục. Nếu mờ mắt do cườm nước, thì cần dùng thuốc nhỏ mắt và phẫu thuật để điều trị dứt điểm cườm mắt. Còn nếu mờ mắt thứ phát do một bệnh lý khác, bệnh nhân cần ưu tiên chữa trị bệnh lý hiện có, nhằm tăng cơ hội hồi phục thị lực.
Biện pháp phòng ngừa mờ mắt
ịnh kỳ khám mắt để phát hiện kịp thời các bệnh lý về mắt.
eo kính râm khi đi dưới trời nắng để bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia cực tím trong ánh nắng, đồng thời ngăn chặn nguy cơ mắt tiếp xúc với khói bụi và nhiễm khuẩn. Nếu phải làm công việc nguy hiểm như tiếp xúc với hóa chất độc hại, bạn cũng cần đeo kính bảo vệ mắt.
Hạn chế dùng các thiết bị có màn hình trong thời gian dài. Còn nếu đặc thù công việc phải sử dụng những thiết bị này, bạn nên giữ khoảng cách an toàn cho mắt, có thể dùng kính chặn ánh sáng xanh.
Lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, beta-carotene, kẽm, lutein, zeaxanthin và axít béo omega-3. Lý do, những dưỡng chất này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt do t.uổi tác.
Không hút thuốc, bởi khói thuốc cũng là một nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh thị giác.
Kiểm soát nồng độ đường huyết ở mức lành mạnh, vì lượng đường trong m.áu quá cao có thể làm hỏng các mạch m.áu nhỏ ở võng mạc.