Măng cụt là trái cây phổ biến ở Việt Nam. Chúng có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, bạn nên tránh tiêu thụ măng cụt và nước có ga cùng lúc bởi sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn.
Măng cụt ngoài mang hương vị thơm ngon, ngọt, loại quả này có nhiều dưỡng chất, vitamin tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, công dụng của măng cụt đối với sức khỏe con người rất tốt.
Măng cụt là loại trái cây phổ biến ở Việt Nam.
Thứ nhất, măng cụt chứa hàm lượng xanthone cao nhất, có tác dụng chống viêm và vi khuẩn. Kháng thể xanthones ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư ruột kết và hỗ trợ t.iêu d.iệt các tế bào ung thư khi kết hợp với nhiều loại thuốc điều trị.
Thứ hai, các chiết xuất từ măng cụt có tác dụng chống dị ứng, chống viêm, giảm đau thông qua hiệu ứng ức chế giải phóng histamin và prostaglandin, các chất gây viêm trong cơ thể.
Thứ ba, các đặc tính kháng viêm, chống vi khuẩn, nấm, dị ứng và chống oxy hóa của măng cụt làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh ngoài da như chàm (eczema), viêm da, mụn trứng cá, vẩy nến, nấm. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh măng cụt có đặc tính chống ung thư da rất hiệu quả.
Thứ tư, măng cụt giàu chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin, đặc biệt là xanthone giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề sức khỏe do suy yếu hệ miễn dịch.
Thứ năm, một số nghiên cứu cho thấy măng cụt giúp củng cố hệ thống tuần hoàn, giảm nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi m.áu cơ tim nhờ đặc tính chống oxy hóa.
Thứ sáu, với khả năng làm giảm và điều hòa lượng đường trong m.áu, cải thiện sinh lực, chống viêm, măng cụt là một phương thuốc tự nhiên rất cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường.
Thứ bảy, kháng thể xanthone trong măng cụt có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của cholesterol xấu và chống béo phì hiệu quả, rất thích hợp trong việc giảm cân. Đồng thời, các kháng thể xanthones khiến các tế bào mềm hơn, có thể thấm nước và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.
Tuy nhiên, măng cụt cũng có thể mang lại tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng sai cách.
Nếu ăn quá nhiều măng cụt có thể gây một số phản ứng dị ứng nhẹ như nổi mề đay, da nổi mẩn đỏ, sưng, ngứa và phát ban ở những người nhạy cảm. Thậm chí, nó còn dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sưng miệng, môi, họng hoặc tức ngực.
Hợp chất xanthone trong măng cụt có thể gây cản trở quá trình đông m.áu diễn ra bình thường. Nó cũng có thể tương tác với thuốc làm loãng m.áu như warfarin và gây xuất huyết tiêu hóa. Do làm chậm đông m.áu, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên ăn măng cụt 2 tuần trước khi phẫu thuật vì có thể tăng nguy cơ xuất huyết trong hoặc sau khi phẫu thuật.
Sau khi ăn măng cụt mà uống nước có ga sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa.
Sau khi ăn măng cụt mà uống nước có ga sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của bạn. Nguyên nhân là do măng cụt mang tính axit cao trong khi các loại nước uống có ga lại chứa đầy đường nhân tạo. Hãy cố hết sức để tránh việc tiêu thụ hai loại thức ăn này cùng lúc.
Phong Linh (tổng hợp)
Theo nguoiduatin
Chuyện những cặp đôi không hoàn hảo 7: “Vua của loài quả khô” không thể “ép duyên” với thịt bò
Nếu kết hợp hạt dẻ với thịt bò tạo thành món bò kho sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ. Hơn nữa, việc kết hợp hai loại này đôi khi còn gây hại cho hệ tiêu hóa của con người.
Trong khu rừng, hạt dẻ được phong là “vua của loài quả khô”. Thế nhưng, chức vị này đang bị các loại quả khác nhăm nhe khiến Dẻ đau đầu trong cuộc vận động tiếp tục bỏ phiếu cho mình để giữ vững chức vụ.
Trong bài thuyết trình của mình, Dẻ tự hào mình chứa nhiều protein, lipid, carbohydrate dễ tan và không tan, nhiều loại sinh tố C, B1, B2 và Ca, P, Fe, K, selen, kẽm, đồng… Ngoài ra, trong hạt dẻ có acid béo chưa no, giàu sinh tố và khoáng chất.
Hạt dẻ chứa hàm lượng vitamin C khá cao, thành phần tinh bột phong phú nên có khả năng cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.
Nhờ thành phần dinh dưỡng cao nên Dẻ không chỉ là loại thực phẩm dùng để ăn mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong tất cả các loại hạt, Dẻ chứa hàm lượng vitamin C khá cao, thành phần tinh bột phong phú nên có khả năng cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.
Các bạn có biết, dẻ có tác dụng trong việc bảo vệ tim mạch và kháng viêm nhờ một loại axit béo thuộc Omega-3. Ngoài ra chất phytosterol cũng giúp làm giảm hấp thu cholesterol trong m.áu.
Một trong những công dụng của Dẻ là giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, đồng thời cũng rất tốt cho người bị huyết áp cao hay những bệnh nhân được thay van tim nhân tạo.
Hàm lượng mangan trong hạt dẻ cực kỳ cao nên có khả năng chống oxy hóa và làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim.
Theo Đông Y, Dẻ có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh: tỳ, vị, thận. Công dụng của hạt dẻ là giúp bổ thận, ích tinh, lành mạnh gân cốt, tăng cường chức năng tiêu hóa, nuôi dưỡng dạ dày, chữa tiêu chảy do tỳ, vị hư hàn, cầm m.áu…
Mình được con người kết hợp với một số loại thực phẩm khác cho ra những món ăn vừa ngon, vừa bổ dưỡng và cực kỳ có lợi cho sức khỏe con người. Một số món ăn bài thuốc như:
Hạt dẻ hầm thịt nạc: Hạt dẻ (đ.ập bỏ vỏ) 100g, thịt nạc 100g, thêm gừng, hành, gia vị; nấu chín nhừ, mỗi ngày ăn 1 lần. Có lợi cho người thận khí hư, hen suyễn.
Chim bồ câu hạt dẻ: Hạt dẻ (đ.ập bỏ vỏ) 100g, nấm hương 5 – 10 cái, chim bồ câu non 1 con. Chim bồ câu làm sạch, ướp gia vị (rượu, nước gừng, tiêu), rán sơ qua, sau đó cho tất cả vào nồi, đổ thêm nước, ninh chín, cho gia vị vừa ăn. Dùng cho người thận hư suy nhược, người bị bệnh lâu ngày, mất ngủ hay quên.
Hạt dẻ ướp đường: Hạt dẻ (đ.ập bỏ vỏ) 50 – 100g. Giã nghiền vụn, trộn thêm đường, ngày ăn 2 lần. Dùng cho t.rẻ e.m chân yếu, chậm biết đi.
Hạt dẻ rang: Hạt dẻ rang chín một vốc nhỏ, ăn ngày 3 lần. Dùng cho t.rẻ e.m bị viêm loét miệng, họng, lưỡi.
Thịt bò và hạt dẻ kết hợp với nhau làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ.
Nhiều người còn kết hợp mình với thịt bò thành món bò kho hạt dẻ. Tuy nhiên, bên trong mình có chứa một lượng vitamin C dồi dào. Lượng vitamin C này lại có thể phản ứng với các vi sinh vật ở thịt bò, từ đó giảm đi giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ. Hơn nữa, việc kết hợp hai loại thực phẩm đôi khi gây hại đến hệ tiêu hóa của con người.
Chính vì vậy, con người cần chú ý những điều sau khi ăn hạt dẻ. Không nên ăn thường xuyên nếu không sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Hạt dẻ chứa rất ít chất xơ nên ăn nhiều dễ gây táo bón. Những người tiêu hoá kém không nên ăn hạt dẻ nhiều vì dễ làm tổn thương tỳ vị.
Người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn hạt dẻ vì sẽ làm sản sinh nhiều axit dạ dày, tăng gánh nặng cho dạ dày, thậm chí gây xuất huyết dạ dày. Người bị cảm chưa khỏi, bị sốt rét, kiết lỵ, phụ nữ sau khi sinh không nên ăn nhiều hạt dẻ.
Khi ăn hạt dẻ cũng cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Trước khi rang hay chế biến món ăn từ hạt dẻ nên rửa sạch hạt dẻ hoặc bóc vỏ. Không rang hạt dẻ đến mức cháy khét vì sẽ làm giảm hàm lượng dưỡng chất trong hạt dẻ.
Trên đây là tất cả những công dụng của Dẻ, chắc chắn với những công dụng này hạt dẻ vẫn giữ vững vị trí “vua của loài quả khô”.
Phong Linh
Theo nguoiduatin