Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, rất nhiều bà mẹ chăm con theo kiểu “vỗ béo” vitamin mà không hề có kiến thức về nó.
Tại Hội thảo ra mắt sản phẩm Vitamin Shoppe, PGS Lâm cho biết vi chât dinh dương la nhưng chât ma cơ thê chi cân môt lương rât nho nhưng co vai tro rât quan trong, khi thiêu se dân đên nhưng anh hương nghiêm trong cho cơ thê, đăc biêt la tre nho. Vi chât dinh dương gôm nhom vitamin (A, B, C, D, E…) va nhom cac nguyên tô khoang (canxi, photpho, săt, kem, iod, selen, đông…).
Trong khi đó, theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia tình trạng thiếu vi chất ở nước ta diễn ra ở nhiều địa phương, đặc biệt có tỷ lệ cao ở miền múi và nông thôn nhưng chưa được chú ý đúng mức.
Trong khi đó, chiều cao trung bình của nam và nữ của Việt nam là 1,64m và 1,55m tương ứng với Indonesia, Philipine, thấp hơn các nước phát triển như Trung quốc, Nhật Bản, Singapore… và các nước trong khu vực ASEAN như Malaysia và Thái Lan. Nguyên nhân chính dẫn đến chậm phát triển chiều cao của thanh niên nước ta chính là do suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng.
GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia nhận định mức tăng trưởng chiều cao của người ….
Ngoài ra, thiếu vi chất còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của t.rẻ e.m và khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động của người lớn.
Ví dụ thiếu vitamin B1 sẽ gây ra những bệnh lý liên quan đến thần kinh. Nếu thiếu ít vitamin C sẽ gặp tình trạng ra m.áu chân răng, thiếu nhiều gây ra bệnh Scorbut.
Bài Viết Liên Quan
- Sự thật không ngờ về quan niệm không nên gội đầu, đ.ánh răng sau sinh
- Những vật dụng quen thuộc đang âm thầm phá hủy sức khỏe của bạn
- Đau vai gáy cấp do lạnh: Phòng và điều trị theo y học cổ truyền
PGS Lâm chỉ ra sai lầm của người Việt khi sử dụng vitamin
Những năm gần đây, PGS Lâm nhận thấy nhiều người bắt đầu quan tâm tới vi chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, người Việt lại rơi vào thói quen sử dụng nhưng không có kiến thức về vitamin. Ví dụ, nhiều bà mẹ thấy con thấp, chậm lớn mua các chế phẩm canxi về bổ sung cho con. Trong khi đó, khi khám lâm sàng và xét nghiệm m.áu trẻ thiếu vitamin D. Nếu chỉ bổ sung canxi mà không bổ sung vitamin D thì canxi cũng không thể hấp thụ được.
PGS Lâm cho biết có bà mẹ đưa con tới khoe với bác sĩ dinh dưỡng về việc thường xuyên bổ sung các loại vitamin cho con, ai mách loại nào tốt là cố gắng đặt hàng xách tay để con dùng. Nhưng trái ngược với mong muốn của ba mẹ, đ.ứa t.rẻ vẫn còi cọc. Bởi vì, đ.ứa t.rẻ thiếu chất nào, cần bổ sung chất nào mẹ không hề biết mà cứ nghĩ vitamin cần thiết thì bổ sung. Thậm chí, có bà mẹ nghe quảng cáo vitamin C liều cao tốt cho sức khỏe và mua về dùng hàng ngày trong khi đó mỗi người chỉ nên dùng 60 – 80 mg/ngày. Đây là sai lầm vì không phải ai cũng sử dụng các vitamin liều cao được.
Vitamin không có hại hoàn toàn không đúng, PGS Lâm cho biết trong vitamin có thể chia thành hai nhóm: tan trong nước và tan trong dầu. Vitamin tan trong nước rất ít gây ngộ độc. Nếu dư thừa, loại vitamin này sẽ được thải ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Vitamin tan trong dầu như vitamin D, E, K không thải ra ngoài cơ thể theo đường này mà tích lại trong cơ thể và có khả năng gây ngộ độc nếu tồn tại với dư lượng cao. Vitamin E dư thừa sẽ gây tổn thương thận.
Khi sử dụng vitamin, PGS Lâm cho rằng có thể tìm tới bác sĩ dinh dưỡng để tư vấn. Nếu tự dùng nên dùng sử dụng các vitamin tổng hợp để tránh ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe.
Dùng quá liều vitamin B6 và B12 làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới dùng nhiều thực phẩm bổ sung vitamin B6 hoặc B12, đặc biệt những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn tới 4 lần.
Vitamin B6 và B12 cùng với B1 là bộ ba vitamin quan trọng có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, giúp duy trì hoat động cơ thể, bổ huyết, tăng sức đề kháng, tái tạo tế bào mới,… Đây cũng là những vitamin dễ dàng bổ sung dưới dạng thực phẩm chức năng, được bày bán ở tất cả nhà thuốc, siêu thị. Tuy nhiên, việc uống bổ sung vitamin B12 và B6 không kê đơn có thể làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển ung thư phổi ở đàn ông.
Một nghiên cứu mới của Đại học Bang Ohio được công bố trên Tạp chí Ung thư Lâm sàng cho thấy, những người đàn ông dùng liều cao vitamin tăng cường sức khỏe, sinh lực trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh tăng gấp 2-4 lần. Rủi ro mắc bệnh thậm chí còn cao hơn nếu họ thường xuyên hút t.huốc l.á.
Nam giới hút thuốc và dùng vitamin B12 hoặc B6 liều cao có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 4 lần. (Ảnh minh họa)
Vitamin B12 và B6 đều tham gia vào việc giữ cho các tế bào hồng cầu, tế bào vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, khỏe mạnh, hấp thụ và giải phóng năng lượng từ thực phẩm như protein, chất béo và carbs. Chúng được tìm thấy tự nhiên trong rất nhiều loại thực phẩm như thịt, cá, pho mai, trứng, sữa và ngũ cốc nhưng hàng triệu người ở Anh chọn cách bổ sung bằng viên uống có thể mua ở hiệu thuốc và siêu thị.
NHS khuyến nghị nam giới nạp vào 1,4 mg vitamin B6 và 1,5 microgram vitamin B12 mỗi ngày. Nhưng một số loại viên uống bổ sung có sẵn trong các hiệu thuốc chứa tới 1000 microgram vitamin B12 và lên đến 100 miligam vitamin B6, lớn hơn nhiều so với liều lượng được khuyến nghị.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bang Ohio đã phân tích hơn 77.000 bệnh nhân trong độ t.uổi từ 50 đến 70. Những tình nguyện viên tham gia được yêu cầu báo cáo họ đã tiêu thụ bao nhiêu vitamin B trong 10 năm qua, bao gồm cả thông tin về liều lượng từ các chất bổ sung.
Các nhà nghiên cứu cũng xem xét lịch sử hút thuốc cá nhân, t.uổi tác, chủng tộc, học vấn, kích thước cơ thể, uống rượu, t.iền sử bị ung thư hoặc bệnh phổi mãn tính, t.iền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi và sử dụng thuốc chống viêm trước khi phân tích xem vitamin có khiến nguy cơ ung thư cao hơn không.
Đồng tác giả Theodore Brasky cho biết: “Nghiên cứu đặt tất cả các yếu tố ảnh hưởng ngang bằng nhau, vì vậy chúng ta sẽ ít bị nhầm lẫn hơn khi bổ sung lâu dài hai loại vitamin B6 và B12. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy dùng liều cao B6 và B12 trong một thời gian dài có thể góp phần khiến tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn ở nam giới hút thuốc. Đây chắc chắn là một mối quan tâm đáng được đ.ánh giá thêm”.
Những người đàn ông hút thuốc và dùng hơn 20 mg vitamin B6 mỗi ngày trong 10 năm có nguy cơ ung thư phổi cao gấp 3 lần. Những người đàn ông hút thuốc và dùng hơn 55 microgam B12 mỗi ngày trong 10 năm có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần. Các nhà nghiên cứu không tìm được mối liên hệ tương tự đối với phụ nữ.