Khi bị chấn thương, dùng túi chườm là phương pháp mang lại tác dụng tức thì trong việc giảm sưng nền, tránh tổn thương lan rộng.
Chấn thương phần mềm (cơ, dây chằng, gân, da và các mô bao quanh) là chấn thương thường gặp khi bị tai nạn giao thông, lao động, trượt ngã… Nạn nhân sẽ gặp các triệu chứng như vết bầm, phù nề, sưng đau.
Nếu được xử lý ban đầu đúng cách, triệu chứng giảm tức thì, các tổn thương sẽ nhanh hồi phục. Ngược lại, việc điều trị sai cách có thể khiến vết thương trầm trọng hơn, gây n.hiễm t.rùng, ảnh hưởng chức năng của khớp, khó khăn trong điều trị và vận động, sinh hoạt.
Theo Phó giáo sư Bùi Hồng Thiên Khanh, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, chườm vết thương là phương pháp giảm sưng đau hiệu quả. Tuy nhiên, với việc sử dụng túi chườm, người bệnh thường xuyên mắc sai lầm khi chọn phương pháp chườm nóng hay chườm lạnh.
Bài Viết Liên Quan
- Nhật ký 1 năm nuôi con sinh non nặng 1.3kg, đi “nghỉ dưỡng” ở viện nhiều hơn ở nhà của mẹ Nghệ An
- 4 Thang đ.ánh giá trầm cảm mà mọi người nên làm thử, nhận biết sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc!
- Nhận biết nguy cơ ung thư đại trực tràng từ 3 dấu hiệu liên quan đại tiện
Nhiều người thường sai lầm trong lựa chọn phương pháp chườm nóng và chườm lạnh. Ảnh: Ehealth.
Người Việt thường có thói quen tự ý sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm để điều trị các chấn thương phần mềm. Tuy nhiên, PGS Bùi Hồng Thiên Khanh khuyến cáo điều này mặc dù mang lại hiệu quả giảm đau, một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ.
“Việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ. Lạm dụng thuốc quá đà sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân, nhất là với những người có nhiều bệnh nền”, PGS Khanh nói.
Phương pháp đúng là trong 3-5 ngày đầu, khi vết thương đang ở giai đoạn cầm m.áu, người bệnh nên chườm lạnh để mạch m.áu co lại, cô lập vùng chấn thương và giảm sưng. Sau khi chuyển sang giai đoạn sửa chữa, tái tạo mô thì mới tiến hành chườm nóng để làm giãn mạch, tăng cường dòng m.áu tới phục hồi vết thương.
Bên cạnh đó, một số một trường hợp sử dụng biện pháp dân gian như dùng mật gấu, dầu nóng để thoa lên vết thương. Thực tế, điều này không có tác dụng giảm sưng mà còn có thể gây bỏng da, khiến vết thương sưng, phù nề nhiều hơn.
Chuyên gia này phân tích thêm khi bị chấn thương, các tổ chức tế bào vỡ ra, sự liên kết giữa các mô bị phá vỡ. Lúc này, phản ứng viêm diễn ra giúp cô lập, xử lý và tái tạo sự sống tại khu vực tổn thương.
Tuy nhiên, phản ứng viêm xảy ra quá mức sẽ gây nhiều biến loạn cho cơ thể, tình trạng sưng, phù nề nhiều hơn, đáp ứng viêm bất thường. Lúc này, người bệnh cần được can thiệp giảm viêm để tránh ảnh hưởng vận động phục hồi sau này.
Phản ứng viêm diễn ra quá mức cũng sẽ gây ra hiện tượng đau nhức dữ dội. Do đó, việc sơ cứu ban đầu cũng như xử lý phản ứng viêm rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình phục hồi sau chấn thương.
PGS Khanh khuyến cáo ngay sau khi bị chấn thương, người bệnh cần cố định vết thương, nghỉ ngơi, ngưng vận động để giảm tổn thương mô, sử dụng túi chườm lạnh để giảm sưng đau, giúp vết thương không lan rộng.
Vết thương cần được băng ép đúng cách và gối cao bộ phận cơ thể bị thương để giảm phù nề. Trong khoảng 1-3 ngày, nếu tình trạng không được cải thiện, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chườm lạnh hay chườm nóng để giảm đau?
Chườm lạnh khi đau cấp tính, viêm, chấn thương mới, chườm nóng giúp kiểm soát các cơn đau mạn tính và chấn thương không viêm sưng.
Bác sĩ Phan Ngọc Huy, Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP HCM, cho biết chườm lạnh hoặc chườm nóng rất hiệu quả khi bị đau, chấn thương lưng, đầu gối, các khớp. Tùy loại chấn thương mà lựa chọn hình thức chườm phù hợp.
Chườm lạnh
Nếu chấn thương trong khi chơi bóng đá hoặc chạy bộ thì nên chọn cách này. Chườm lạnh giúp thu hẹp các mạch m.áu và giảm viêm, chủ yếu dùng khi đau cấp tính, viêm và các chấn thương mới. Chườm nóng trong tình huống này có thể gây tác dụng ngược vì làm tăng sưng, viêm.
Để chườm lạnh đạt hiệu quả cao, có thể sử dụng khăn lạnh, túi gel lạnh hoặc bọc đá vào khăn trước khi chườm lên khu vực bị tổn thương. Không chườm lạnh quá 20 phút để tránh làm tổn thương các mô.
Chườm nóng
Là cách tuyệt vời giúp kiểm soát các cơn đau mạn tính và chấn thương không viêm sưng. Chườm nóng làm tăng tuần hoàn và lưu lượng m.áu đến vùng tổn thương, từ đó giảm đau và giãn cơ, hiệu quả trong trường hợp căng hoặc cứng cơ. Không nên dùng sau khi tập thể dục.
Dùng chai nước nóng, túi chườm nóng hoặc dùng khăn nhúng nước ấm để chườm lên khu vực bị tổn thương. Nhiệt độ trung bình để chườm khoảng 40-45 độ C. Thời gian chườm khoảng 20 phút. Tránh chườm ở nhiệt độ cao dễ làm tổn thương da.
Túi chườm. Ảnh: healthgrades
Khi nào vừa chườm lạnh vừa chườm nóng
Đau vùng lưng trên
Đau lưng là tình trạng thường gặp với nhân viên văn phòng. Ngồi suốt ngày cùng một vị trí và tư thế có thể gây căng, xoắn, cứng vùng lưng trên. Để giảm đau, nên chườm lạnh trong khoảng ba ngày, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần khoảng 10-15 phút, sau đó chườm nóng để giảm căng và giãn cơ.
Đau thắt lưng
Đau thắt lưng thường là hậu quả của gắng sức quá mức. Các cơ bị căng làm giảm lưu thông m.áu nên chườm lạnh và nóng đều có thể giúp giảm đau. Chườm lạnh trong khoảng ba ngày sau đó chuyển sang chườm nóng để thư giãn cơ.
Đau đầu
Với những cơn đau như búa bổ và đau nửa đầu, liệu pháp lạnh là tốt nhất. Nếu đau đầu do co cứng cổ, liệu pháp nóng thích hợp hơn.
Đau đầu gối
Đau đầu gối có thể do bong gân, viêm bao hoạt dịch, viêm gân… Nếu đầu gối bị sưng nên chườm đá ít nhất trong khoảng ba ngày để giảm viêm. Sau đó chườm nóng để tăng khả năng vận động.
Bác sĩ Huy khuyến cáo, nếu không giảm đau với phương pháp chườm nóng và chườm lạnh, cần đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn đầy đủ hơn.