Trọng lượng của các cơ quan nội tạng có thể khác nhau tùy người. Điều này tùy thuộc vào một số yếu tố.
Các nghiên cứu cho thấy trọng lượng của các nội tạng sẽ dao động quanh một mức trung bình.
Một nghiên cứu đăng trên chuyên san Forensic Science International đã tìm ra trọng lượng trung bình của một số cơ quan nội tạng bên trong cơ thể người. Kết quả cho thấy gan là cơ quan nội tạng nặng nhất, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Gan được xem là cơ quan nội tạng nặng nhất, với trọng lượng dao động từ 1,475 đến 1,677 kg. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một lá gan của người sẽ có trọng lượng trung bình dao động từ 1,475 đến 1,677 kg. Cơ quan nội tạng nặng thứ hai sau gan là phổi. Một lá phổi thường nặng từ 467 gram đến 663 gram. Tuy nhiên, điều thú vị các nhà nghiên cứu nhận thấy là phổi bên phải thường nặng hơn bên trái.
Trái tim có trọng lượng từ 312 đến 365 gram. Trong khi đó, mỗi quả thận nặng bằng một nửa trái tim. Cụ thể, mỗi quả thận sẽ có trọng lượng từ 135 đến 162 gram.
Nhẹ hơn thận là lá lách. Một lá lách bình thường sẽ nặng từ 140 đến 156 gram. Tiếp đến là tuyến tụy, nặng từ 122 đến 144 gram.
Trong nghiên cứu, cơ quan nhẹ nhất là tuyến giáp. Dù đóng vai trò rất quan trọng giúp điều chỉnh hoóc môn trong cơ thể nhưng tuyến giáp chỉ nặng trung bình từ 20 đến 25 gram, tương đương trọng lượng một con chuột nhỏ.
Gan là cơ quan nội tạng nặng nhất. Nhưng trên cơ thể, một cơ quan khác còn nặng hơn cả gan. Đó chính là da. Nghiên cứu trên chuyên san Nursing Times cho thấy da chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Điều này có nghĩa là nếu một người nặng 60 kg thì trọng lượng của toàn bộ da sẽ là 9 kg, theo Healthline.
Bệnh tiểu đường: Dùng insulin thì mất bao lâu mới có tác dụng?
Ở bệnh nhân tiểu đường, cơ thể sẽ không sản xuất đủ hoóc môn insulin. Tình trạng này khiến đường huyết tăng cao.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê insulin. Tùy thuộc từng loại mà thời gian phát huy tác dụng sẽ khác nhau.
Insulin là loại hoóc môn tự nhiên trong cơ thể do tuyến tụy tiết ra. Nhờ có insulin mà đường glucose trong m.áu được vận chuyển vào tế bào, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Tùy vào loại insulin sử dụng để biết khi nào thuốc bắt đầu có hiệu quả.Ảnh SHUTTERSTOCK
Khi tuyến tụy hoạt động bất thường thì lượng insulin tiết ra sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tình trạng này dẫn đến bệnh tiểu đường. Nếu không điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh võng mạc, bệnh thận, l.ở l.oét bàn chân, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Với bệnh nhân tiểu đường, bác sĩ có thể sẽ kê insulin để bù đắp lượng insulin mà cơ thể thiếu hụt. Khi đó, người dùng insulin sẽ cần biết mất bao lâu để thuốc có hiệu quả.
Loại insulin bác sĩ kê sẽ phụ thuộc vào loại tiểu đường và lượng đường trong m.áu bệnh nhân. Có nhiều thuốc insulin. Mỗi loại cũng sẽ có hiệu quả nhanh chậm khác nhau.
Loại insulin tác dụng nhanh còn được gọi là insulin lispro. Thuốc cần 5 đến 15 phút để phát huy hiệu quả và có thể kéo dài từ 3 đến 4 giờ.
Trong khi đó, loại insulin tác dụng ngắn thường sẽ có hiệu quả trong vòng 30 phút sau khi tiêm, kéo dài từ 5 đến 8 giờ. Insulin tác dụng trung gian thường có tác dụng trong vòng 1 đến 3 giờ, kéo dài từ 16 đến 24 giờ.
Loại cuối cùng là insulin tác dụng kéo dài. Thời gian để thuốc bắt đầu có tác dụng là từ 4 đến 6 giờ sau khi sử dụng, hiệu lực kéo dài từ 24 đến 28 giờ.
Bên cạnh đó, tốc độ hấp thụ thuốc insulin của mỗi người có thể khác nhau. Điều này phụ thuộc vào vị trí tiêm, nồng độ insulin và tần suất tiêm.
Insulin thường được tiêm vào cơ thể ở các vị trí như bụng, đùi và cánh tay. Tiêm ở bụng thì thuốc sẽ có tác dụng nhanh nhất, chậm hơn là ở cánh tay, cuối cùng là đùi.
Nguyên nhân chính khiến insulin chỉ có dạng tiêm, không có dạng uống là vì thuốc sẽ hấp thu kém hơn nếu đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Hệ tiêu hóa sẽ p.hân h.ủy insulin trước khi chúng bắt đầu có hiệu lực, theo Healthline.