Bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng ở An Giang tiếp tục tăng

Ngày 2-10, Giám đốc Sở Y tế An Giang Từ Quốc Tuấn cho biết, 9 tháng của năm 2019, bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng trên toàn tỉnh tiếp tục tăng so cùng kỳ 2018.

benh sot xuat huyet va tay chan mieng o an giang tiep tuc tang 7b98a6

Bệnh sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Sản – Nhi An Giang

Cụ thể, bệnh sốt xuất huyết có 4.941 ca mắc, tăng 67% so cùng kỳ 2018; 11/11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đều có bệnh, chưa có trường hợp t.ử v.ong. Các địa phương có số ca mắc cao, như: huyện Chợ Mới, Tịnh Biên, TP. Long Xuyên…

Ngành y tế đã sử dụng 1.059 lít hóa chất phun diệt muỗi, để xử lý 1.443 ổ bệnh sốt xuất huyết tại 140/156 xã. Tuy nhiên, việc phun hóa chất diệt chỉ là biện pháp tức thời, nhằm diệt muỗi trưởng thành, giảm mật độ muỗi truyền bệnh, chứ không ngăn ngừa được sự lây lan của bệnh nếu không diệt lăng quăng triệt để.

Do đó, ngành y tế tỉnh khuyến cáo, để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, mỗi gia đình, cơ quan, công sở… phải dọn dẹp, loại bỏ những nơi, vật dụng chứa nước, như: xô chậu, thùng phuy, bình hoa, chậu hoa, cây cảnh, hồ tiểu cảnh, vỏ xe, ly nhựa, hầm cống, hố nước, hốc cây, các vật phế thải, các công trình xây dựng…, để không tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng, phát triển và trở thành điểm nguy cơ gây bệnh.

Về bệnh tay chân miệng có 1.524 ca mắc, tăng 94% so cùng kỳ 2018, chưa có ca t.ử v.ong. Số ca mắc ở 11/11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đều tăng so cùng kỳ 2018. Các huyện có số ca mắc cao, như: Chợ Mới, Châu Phú, Thoại Sơn… Tỉnh sử dụng 852 kg hóa chất Chloramin B để xử lý 176/176 ổ bệnh.

Nhằm ngăn ngừa dịch bệnh tay chân miệng, ngành y tế tỉnh đã triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trong khu vực trường học, nhóm trẻ; tăng cường các biện pháp hiệu quả phòng, chống lây lan bệnh tay chân miệng trong trường mầm non, mẫu giáo, nhóm trẻ, đồng thời tuyên truyền phụ huynh tại các trường học, địa bàn dân cư.

Tin, ảnh: HẠNH CHÂU

Theo baoangiang

Cẩn trọng với dịch bệnh kép

“Diễn biến thời tiết bất thường là nguyên nhân hàng đầu làm cho dịch bệnh những năm gần đây phát triển mạnh và trở nên khó đoán. Hiện tại, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang gia tăng, trong khi đó dịch tay-chân – miệng đang có dấu hiệu tăng thêm. Do vậy, cần cẩn trọng trong ứng phó với dịch bệnh, tránh tình trạng dịch bệnh kép bùng phát” – Bác sĩ (BS) Huỳnh Mộng Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh nhận định.

Theo BS Hùng, năm 2019 là năm dịch bệnh SXH bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới, làm tăng số ca mắc và trường hợp t.ử v.ong ở nhiều quốc gia như: Philippine, Malaysia, Campuchia, Lào, Trung Quốc. Tại Việt Nam, nếu tính từ đầu tháng 7-2019 đến nay, số ca mắc SXH tăng gấp 3 lần so cùng kỳ năm 2018, tập trung khu vực miền Trung, miền Nam. Tại An Giang, số ca mắc cộng dồn từ đầu năm đến nay ghi nhận 4.133 ca mắc SXH, là địa phương đứng hàng thứ 6 khu vực miền Nam có số ca mắc nhiều nhất. Điều may mắn là trong các cas mắc, chỉ có 141 cas sốc nặng và chưa có trường hợp t.ử v.ong.

da ngung tim truoc khi nhap vien b31f28

Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế điều trị khi có dấu hiệu sốt cao kéo dài

Đ.ánh giá về tình hình dịch bệnh, BS Hùng thông tin: “Tình hình dịch bệnh tại An Giang tuy cao, song vẫn còn trong tình trạng có thể kiểm soát. Các địa phương có số ca mắc bệnh cao là Chợ Mới, Tịnh Biên và Tri Tôn. Số ca mắc mới hàng tuần hiện nay có dấu hiệu giảm nhẹ. Về chủng virus gây SXH trong cộng đồng có đều ở 4 tuýp, phổ biển nhất là tuýp DEN-1 và DEN-2. Hiện không chỉ có t.rẻ e.m mà số ca mắc ở người lớn ngày càng nhiều hơn. Nguyên nhân một phần do cộng đồng còn chủ quan, lơ là, chưa hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng, dập dịch. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết diễn biến thất thường là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh bùng phát. Do ngành y tế hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng ngừa hoặc thuốc đặc trị bệnh SXH nên người dân phải hết sức quan tâm các biện pháp tự phòng ngừa dịch bệnh cho bản thân và gia đình. Nguyên tắc thiết yếu nhất vẫn là không để muỗi sinh sản, muỗi đậu và muỗi chích lên người”.

Muốn vậy, trong sinh hoạt hàng ngày, người dân cần tăng cường vệ sinh môi trường nhà ở, các khu vực xung quanh nhà, kiểm tra dụng cụ chứa nước hàng tuần, giữ nhà cửa sạch thoáng để không có chỗ cho muỗi cư ngụ, sử dụng thường xuyên các biện pháp phòng vệ như: thuốc, nhang trừ muỗi, kem chống muỗi, khi ngủ phải mắc mùng. Trong trường hợp, người bị sốt cao thường xuyên phải đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời. Trong công tác quản lý chủ động ứng phó với dịch bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác khống chế dịch, không để dịch bệnh lan rộng. Các địa phương sẽ tăng cường công tác hậu cần, trang thiết bị máy móc, các loại thuốc để kịp thời xử lý các ổ dịch mới phát sinh. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh môi trường ở các tuyến dân cư, công trình xây dựng dang dở… nhằm khoanh vùng ổ dịch, giám sát ổ dịch chặt chẽ, hạn chế đến mức thấp nhất lượng muỗi sinh sản mới trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cũng khuyến cáo tại thời điểm tháng 9 các trường học bắt đầu hoạt động nên dịch bệnh tay – chân – miệng có thể bùng phát, gây nhiễm bệnh nhiều nhất ở t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi. Để chủ động ứng phó, các trường học cần tăng cường công tác vệ sinh trường lớp sạch sẽ, thoáng mát, tẩy rửa thường xuyên đồ chơi của t.rẻ e.m, hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn, hướng dẫn bảo mẫu, giáo viên phải giữ vệ sinh trước và sau khi chăm sóc bữa ăn cho trẻ. Ngay khi phát hiện trẻ bị bệnh tay – chân – miệng, phải mạnh dạn cách ly bằng cách cho trẻ nghỉ học hẳn và đưa đến cơ sở y tế điều trị ngay, tránh tình trạng bệnh gây lây nhiễm chéo hoặc xảy ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Bài, ảnh: TRÚC PHA

Theo baoangiang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *