Với Rachel Smith, 33 t.uổi, sống tại Sacramento, California, mùa đông là cơn ác mộng, khi bàn tay trắng bệch và xanh một cách kỳ lạ.
Tình trạng này được gọi là bệnh Raynaud. Hiện tượng không chỉ xuất hiện ở tay mà còn ở ngón chân và tai. Những ngón tay trắng bệch khiến Rachel không cảm nhận được bề mặt của các vật cầm trên tay. Không dừng lại ở đó, nó còn kéo theo các cơn đau.
“Tai là vị trí đau nhất, cảm giác như thể bị ai đó chọc dao vào tai. Bất cứ khi nào ra ngoài trong trời lạnh, tôi đều phải đội mũ len”, cô cho biết.
Bài Viết Liên Quan
- Giải Nobel Y sinh 2019 mở ra triển vọng điều trị ung thư, thiếu m.áu
- Nguy hại chữa vảy nến qua lời truyền miệng
- Dầu mè có tiềm năng ngừa loãng xương
Hiện tượng thiếu m.áu khiến đầu ngón tay của Rachel Smith trở nên tái nhợt. Ảnh: Today.
Cô phải cảnh giác cao độ với bất kỳ điều gì có thể gây triệu chứng như mở tủ lạnh, cầm cốc nước đá hay thậm chí là ngồi phòng điều hòa. Smith luôn để chăn trong xe và găng tay trong túi xách.
Theo Viện Tim, Phổi và M.áu Quốc gia, bệnh Raynaud khiến các mạch m.áu thu hẹp lại khi gặp lạnh hoặc căng thẳng. Thiếu m.áu làm ngón tay trông vàng, tái nhợt, rắn, lạnh. Tuần hoàn ngừng đột ngột sẽ kèm theo cảm giác kiến bò, đau buốt, cứng tay và vụng về.
Khoảng 5% dân số Mỹ mắc bệnh này. Phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới. Theo Ashima Makol, bác sĩ, chuyên khoa thấp khớp tại Mayo Clinic ở Rochester, Minnesota, đây là một phản ứng thái quá của cơ thể đối với cái lạnh.
“Khi cảm nhận cái lạnh, cơ thể sẽ dồn m.áu về các hệ thống cơ quan chính như tim và phổi, gây thiếu m.áu ở các chi”, bác sĩ Makol cho biết.
Tình trạng sẽ biến mất khi người bệnh được ủ ấm hoặc nhúng tay chân vào nước ấm. Quá trình này cũng gây khó chịu, tê liệt hoặc đau đớn không kém cho tới khi trở lại bình thường hoàn toàn.
Có hai thể Raynaud:
Bệnh Raynaud nguyên phát bắt đầu ở giai đoạn thiếu niên hoặc 20 t.uổi. Cô Rachel được chẩn đoán mắc bệnh khi phát hiện các triệu chứng vào năm học lớp 8.
Raynaud thứ cấp xảy ra do bệnh lý có từ trước hoặc do yếu tố khác. Ví dụ, hầu hết bệnh nhân xơ cứng bì thường mắc Raynaud, theo bác sĩ Makol. Những người bị lupus thấp khớp cũng có nguy cơ mắc.
Nguyên nhân của bệnh được cho là do rối loạn co thắt động mạch, rối loạn thần kinh vận mạch. Raynaud thứ cấp có liên quan đến các bệnh và tình trạng gây tổn thương trực tiếp đến các động mạch, theo Viện Tim, Phổi và M.áu Quốc gia Hoa Kỳ. Bác sĩ Makol cho biết những người làm việc với búa, máy khoan hoặc các dụng cụ rung khác cũng có khả năng mắc bệnh.
Một số trường hợp mắc Raynaud thứ phát có thể bị tổn thương mô, móng tay bất thường, loét ở đầu ngón tay hoặc thậm chí là hoại tử. Người bị Raynaud nguyên phát hiếm khi gặp những biến chứng này.
Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Theo bác sĩ Makol, tình trạng có thể nhẹ và kiểm soát được hoặc có thể tiến triển nặng, nhiều đợt mỗi ngày, mỗi đợt kéo dài từ 15 đến 20 phút.
Quá trình điều trị tùy theo tình trạng bệnh, bao gồm:
– Tránh lạnh, đeo găng tay, tránh nước lạnh, gió lạnh;
– Giữ tinh thần thoải mái, rèn luyện thể lực;
– Kông hút thuốc , uống rượu và các chất kích thích;
– Uống vitamin B6;
– Các thuốc giãn mạch m.áu;
– Phẫu thuật.
Cách tắm an toàn mùa lạnh
Vào mùa lạnh, nhiệt độ đêm và sáng sớm có xu hướng hạ thấp nhất, vì vậy không nên tắm vào hai thời điểm này.
Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị, khuyên không nên tắm ở khu vực quá lạnh, không kín gió, trống trải, sức đề kháng của đường hô hấp mùa lạnh giảm, khả năng mắc bệnh đường hô hấp tăng lên.
Tắm quá lạnh, cơ thể không kịp thích nghi với nhiệt độ thay đổi nhanh. Mạch m.áu không kịp co lại hay giãn nở trong quá trình điều nhiệt, gây tăng huyết áp kịch phát. Hậu quả, người tắm có nguy cơ đột quỵ não, suy tim hoặc viêm phổi, chuột rút. Nguy cơ này đặc biệt tăng cao rất nhiều lần ở người có bệnh nền cao huyết áp, suy tim, dị dạng mạch m.áu não.
Người phụ nữ tắm vòi hoa sen. Ảnh: Healthline.
Ban đêm là thời gian cơ thể cần nghỉ ngơi, nhiệt độ toàn thân ở mức thấp nhất, dễ mắc bệnh, không nên tắm. Cũng không tắm ngay sau khi làm việc nặng nhọc.
Không nên tắm quá lâu bằng nước nóng để tránh khô da, thoát nhiệt. Tắm xong, lau người thật khô, mặc đủ ấm, giữ ấm chân tay dù ở trong nhà. Không nên ra ngoài trời lạnh khi vừa tắm xong.
Người có bệnh nền mạn tính, người già, t.rẻ e.m cần cẩn trọng thời điểm tắm trong ngày. Tốt nhất nên tắm khi trời ấm, tránh thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, từ nơi quá ấm ra nơi quá lạnh.