Nước muối từ rất lâu đã được sử dụng như một bài thuốc tại nhà giúp phòng và chống nhiều vấn đề sức khỏe.
Bài Viết Liên Quan
- Vaccine cúm giảm biến chứng nghiêm trọng do Covid-19
- Thuốc giảm đau như “con dao hai lưỡi”, dùng sao cho an toàn?
- 5 cách cha mẹ có thể bảo vệ trẻ nhỏ khỏi COVID-19
Cơ chế tác động của nước muối: Nước muối có áp suất thẩm thấu cao hơn dịch tế bào, do đó khi súc miệng bằng nước muối, nước muối sẽ kéo các dịch này ra ngoài cùng với vi khuẩn và virus trong họng.
Cách pha nước muối: Bạn có thể tự pha nước muối bằng cách hòa khoảng hoặc thìa muối với 200ml nước rồi khuấy đều cho đến khi muối tan hết.
Tác dụng của nước muối: Súc miệng nước muối không thể chữa khỏi cơn đau họng hay loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, nhưng có thể giúp giảm đau trong khi cơ thể chống lại các nhân tố gây các triệu chứng trên. Chuyên gia tai mũi họng khuyến cáo nên súc miệng với nước muối ít nhất ba lần mỗi ngày.
Lưu ý không được nuốt nước muối: Điều tối kị sau khi súc miệng nước muối là nuốt nước muối vào. Bạn cần nhổ nước muối ra để loại bỏ các vi khuẩn và virus gây hại, đồng thời tránh gây mất nước cho cơ thể.
T.rẻ e.m súc miệng nước muối: Chuyên gia khuyến cáo chỉ nên cho trẻ trên sáu t.uổi súc miệng nước muối, vì các bé đã nhận thức được việc không được nuốt nước muối vào.
Điều trị đau miệng: Không chỉ giúp giảm cảm giác đau họng, nước muối còn rất có hiệu quả trong việc giảm đau miệng do nhiều nguyên nhân gây ra. Nước muối giúp giảm đau do nhiệt miệng, lở miệng, viêm lợi, đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục các vết thương hở này.
Súc miệng nước muối sau khi nhổ răng: Nha sĩ khuyến cáo nên súc miệng nước muối sau khi nhổ răng vì nước muối có tính sát khuẩn cao.
Súc miệng nước muối để giữ giọng: Những người làm công việc phụ thuộc vào giọng nói như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên nên sử dụng nước muối thay vì các loại nước súc miệng chứa cồn, vì cồn có thể làm khô thanh quản.
Giảm vi khuẩn: Nước muối có tác dụng giảm vi khuẩn, nhưng không thể loại bỏ toàn bộ vi khuẩn trong khoang miệng. Nhưng đổi lại, nước muối lại có công dụng giảm đau tốt hơn mọi loại nước súc miệng khác.
Súc miệng nước muối để phòng bệnh: Nghiên cứu cho thấy súc miệng bằng nước muối là một biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa các dạng nhiễm khuẩn đường hô hấp./.
Cần làm gì để giảm nhiệt miệng?
Người bệnh có thể tự điều trị cho chính mình bằng những biện pháp an toàn hơn như súc miệng thường xuyên bằng nước muối nhạt.
Súc miệng thường xuyên bằng nước muối nhạt có thể chữa khỏi nhiệt miệng
Hỏi:
Mặc dù tôi khá lưu ý trong việc ăn, uống đồ mát nhưng rất thường nhiệt miệng, rất khó chịu. Mong bác sĩ tư vấn làm sao để giảm nhiệt miệng.
Nguyễn Thị Hồng (Bắc Ninh)
Trả lời:
Bệnh nhiệt miệng không phải là bệnh nghiêm trọng, thường thì sau 1 – 2 tuần, các vết loét sẽ tự hết mà không cần sử dụng thuốc và không để lại sẹo. Tuy nhiên, trong quá trình xuất hiện nhiệt miệng sẽ gây đau đớn và nhiều bất tiện. Người bệnh có thể tự điều trị cho chính mình bằng những biện pháp an toàn hơn, như súc miệng thường xuyên bằng nước muối nhạt. Trong trường hợp sau 2 tuần vết loét vẫn không thuyên giảm, bạn cần đi tới cơ sở y tế để được thăm khám.
Bên cạnh đó, lưu ý chế độ ăn uống cần cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, tối thiểu 2 lít nước. Tăng cường sử dụng các loại nước ép rau củ tự nhiên, nhất là nước ép rau má, cà chua, củ cải trắng… Cẩn thận với các loại thực phẩm cay nóng, các loại đồ nướng hoặc đồ chua. Không quá lạm dụng các loại thực phẩm này để hạn chế các tổn thương vùng miệng gây loét miệng, đồng thời cũng là cách để bạn bảo vệ dạ dày, đại tràng.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng, nên ăn các loại như cà chua, rau má, rau diếp cá, rau ngót, trứng lộn và các loại thịt mát như thịt vịt, sữa chua…