Việc trẻ hay thức dậy vào buổi đêm và đòi bú là vấn đề nhiều mẹ bỉm sữa phải đối mặt.
Sau khi em bé chào đời, mẹ thường thức dậy vào lúc nửa đêm, gần sáng để cho bé bú hoặc pha sữa cho bé. Việc cứ hai, ba tiếng đều phải thức dậy khiến mẹ mệt mỏi, buồn ngủ. Do đó, mẹ nào cũng mong muốn bé sớm có thể cai ti đêm và ngủ xuyên đêm.
Tuy nhiên, thật không may, có một số em bé vẫn thức dậy vào ban đêm và đòi bú dù đã lớn. Dưới đây là một số tín hiệu đáng mừng cho thấy bé không cần bú đêm nữa và sẵn sàng ngủ xuyên đêm cùng mẹ.
Em bé đã hơn tám tháng t.uổi và mỗi đêm chỉ bú một chút sữa là ngủ
Chúng ta đều biết rằng bé cần ăn sữa đêm vì bé chỉ bú được lượng sữa nhỏ nên đói nhanh. Do đó, nhiều bà mẹ phải thức dậy vào nửa đêm để cho con bú hoặc pha sữa. Tuy nhiên, khi bé được 3 tháng t.uổi, các cơ quan trong cơ thể đã phát triển nhanh chóng và tần suất cho bé ăn sữa đêm sẽ giảm dần. Cho đến khi bé được 8 tháng t.uổi, dạ dày của bé đã có thể chứa đủ lượng thức ăn cần thiết để không cảm thấy đói vào ban đêm. Vào thời điểm này, mẹ có thể nhận thấy rằng bé ít dậy vào ban đêm hơn, ngủ say hơn và không cần bú nhiều vào đêm nữa. .
Lịch sinh hoạt của bé đã vào “khuôn khổ” và bé có thể ngủ liền 4 tiếng
Trong thời kỳ sơ sinh, do sự phát triển chưa hoàn hảo của hệ thần kinh, trẻ rất dễ thức dậy vào ban đêm. Tuy nhiên, khi em bé phát triển đầy đủ, lịch sinh hoạt của bé đã vào khuôn khổ hơn, bé không còn thức dậy vào ban đêm và có thể ngủ liền trong 4 giờ. Đây cũng là thời điểm bé đã có thể cai ti đêm và ngủ xuyên đêm như mơ ước của nhiều bà mẹ. Mẹ nên cho bé bú sữa hoặc ăn các thực phẩm khác trong 1 giờ trước khi đi ngủ để kéo dài thời gian ngủ của bé vào ban đêm.
Tác hại của việc trẻ bú đêm
Việc cho trẻ bú đêm không chỉ khiến mẹ mệt mỏi mà còn cản trở giấc ngủ của trẻ. Sau khi trẻ 1 t.uổi, trẻ bước vào giai đoạn quan trọng của việc tiết hormone tăng trưởng. Em bé thường xuyên thức dậy vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến việc tiết hormone tăng trưởng của trẻ. Ngoài ra, bú đêm quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thụ của trẻ.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Bú sữa mẹ hoàn toàn, b.é t.rai 8 tháng nặng 15kg, người núng nính đầy ngấn ai nhìn cũng thích
Dù chị Nga cho con bú là chủ yếu, thỉnh thoảng mới ăn dặm, thế nhưng cân nặng của bé Nghé vẫn đều đặn tăng hàng tháng. Đến hiện tại dù mới 8 tháng nhưng bé đã nặng 15kg, khắp người núng nính đầy ngấn khiến ai cũng xuýt xoa.
Làm mẹ ai cũng muốn con mình phát triển khỏe mạnh, bụ bẫm và đáng yêu. Dù cho vẫn có nhiều quan điểm trái chiều về cân nặng, chiều cao của các bé thế nhưng vẫn không thể phủ nhận đó là khi nhìn thấy những em bé bụ bẫm, khắp người toàn ngấn thì các mẹ vẫn không khỏi xuýt xoa. Chính vì thế, hình ảnh của bé Nghé 8 tháng nặng 15kg được mẹ bé đăng tải trong một nhóm kín đã thu hút sự chú ý không nhỏ từ các mẹ bỉm sữa khác. Ai nấy đều vô vùng bất ngờ trước thân hình tròn xoe, đầy ngấn của cậu bé này và càng ngạc nhiên hơn đó là Nghé được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn
Chia sẻ về điều này, chị Nga, 25 t.uổi (đến từ Vũng Tàu) cho biết thường ngày Nghé sẽ bú khoảng 5,6 cữ còn về đêm có dậy ti mẹ thêm 1 đến 2 lần: “Mình cho con bú là chủ yếu. Do mình cho bé bú mẹ trực tiếp nên không ước lượng được số lượng sữa của bé bú. 1 ngày từ 6h sáng tới 22h đêm có thể bé bú 5-6 cữ, đêm có dậy ti mẹ 1-2 lần”.
Hình ảnh bé Nghé được chị Nga đăng tải khiến nhiều mẹ bỉm xuýt xoa vì bụ bẫm quá.
Bé Nghé tăng cân rất nhanh, trung bình cứ 1 tháng lên 1 cân.
Chị Nga cũng cho biết thêm hồi mới sinh, Nghé nặng 3,2kg, thế nhưng về sau cân nặng của bé tăng rất nhanh, trung bình cứ mỗi tháng lại tăng 1 cân. Đến thời điểm hiện tại thì bé nặng 15kg dù mới chỉ 8 tháng, toàn thân có nhiều ngấn rất bụ. Dù con phát triển nhanh như vậy nhưng chị Nga cho biết bản thân mình không có bí quyết ăn uống đặc biệt gì để sữa mẹ chất lượng hơn. Thường ngày chị vẫn giữ thói quen ăn như cũ, chỉ trong giai đoạn mới sinh thì có tẩm bổ hơn: “Lúc mới sinh bé thì mình cũng ăn chân giò hầm đu đủ, hầm bí đỏ, thịt kho, rau ngót trong 1 tháng cữ thôi. Rồi có uống thêm tinh bột nghệ để lành vết thương trong tháng luôn. Hết cữ 1 tháng thì mình trở lại ăn uống như bình thường”.
Ngoài bú mẹ ra bé Nghé cũng ăn dặm thêm bên ngoài, từ tháng thứ 6 trở đi chị Nga đã tập cho con ăn dặm theo phương pháp kiểu Nhật. Thường ngày thì chị cho con ăn 2 bữa trong ngày, sáng 10h và chiều 5h, những lúc bé mệt hoặc không hứng thú thì chỉ ăn 1 bữa. Bé khá hợp tác khi ăn nhưng đôi lúc cũng chán và không chịu ăn gì cả nên chị Nga vẫn phải cho con bú là chính. Lịch sinh hoạt, ăn uống thường ngày của bé Nghé diễn ra như sau: 6h30 thức dậy vệ sinh cá nhân sau đó tự chơi, từ 8h đến 9h bú mẹ xong ngủ, 10h ăn dặm, 11h-1h ngủ, 1h dậy bú mẹ, chơi 2h có thể ăn vặt trái cây, sinh tố ( hoặc bú mẹ ) 2h-3h30 ngủ, 3h30-5h chơi, 5h ăn dặm, 7h bú mẹ xong chơi, 9h bú mẹ rồi ngủ.
Bé Nghé hiện 8 tháng và nặng 15kg, rất bụ bẫm và đáng yêu.
Dù chỉ bú mẹ là chính và cũng vận động nhiều như lăn lê, rồi ngồi xe tập đi nhún nhảy chạy quanh nhà, thế nhưng cân nặng của bé Nghé vẫn tăng rất nhanh từng tháng. Chính vì con tăng cân nhanh như thế nên nhiều lúc chị Nga phải đối mặt với những lời bàn tán rằng rằng bé bị thừa cân, béo phì.
Chia sẻ về vấn đề này, chị Nga cho biết cũng có lúc chị mong con đừng lên cân nữa, thế nhưng chỉ cần bé phát triển khỏe mạnh là chị đã rất hạnh phúc rồi.
Vì con tăng cân nhanh quá nên đôi lúc chị Nga cũng phải đối mặt với những lời bàn tán từ người ngoài.
“Nói thật thì mình không muốn bé tăng cân như vậy đâu, vì cái gì quá cũng không tốt cả. Ở vị trí của mình thì mình mong con khoẻ mạnh và phát triển bình thường là mình cảm thấy vui rồi. Còn đối với các mẹ khác, mỗi người mẹ đều có nỗi lo riêng của mình, các mẹ có mẹ mong con tăng cân, mong con tăng chiều cao, mong con nhanh biết đi biết vận động, nhưng không phải mong là có thể sẽ được ngay.
Các mẹ chỉ cần cố gắng hết sức làm những điều tốt nhất trong khả năng của mình để dành cho con, sữa mẹ cũng được mà sữa công thức cũng được, chỉ cần con luôn khoẻ mạnh và vui vẻ thì đã thành công rồi. Chúc mọi người sẽ luôn hạnh phục với cục cưng của mình”.
Theo Helino