Hai bé được phát hiện dính liền phần bụng khi còn trong bụng mẹ, sau khi sinh được chuyển BV Nhi đồng 1 để nuôi dưỡng và tiến hành phẫu thuật khi được 1,5 tháng t.uổi.
Sáng 2-10, BS Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết các bác sĩ tại BV đang tiến hành phẫu thuật tách rời cặp song sinh (1,5 tháng t.uổi) dính liền nhau ở phần bụng.
Trước đó, sản phụ (ngụ Quảng Nam) chẩn đoán t.iền sản tại BV Từ Dũ (TP.HCM) phát hiện hai bé song sinh có bụng dính nhau, từ phần ức đi xuống. Hai bé được BV Từ Dũ và BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) phối hợp, theo dõi sát. Khi hai bé được mổ bắt con tại BV Từ Dũ thì ngay sau đó đã được đưa về BV Nhi đồng 1 để nuôi dưỡng và tiến hành phẫu thuật để tách rời.
Hai bé được nuôi dưỡng đến khi đạt cân nặng hơn 8kg mới tiến hành phẫu thuật. Ảnh: BVCC
Tại BV Nhi đồng 1, các kết quả kiểm tra cho thấy hai bé có phần gan dính nhau, thông nối mạch m.áu trong gan. Ngoài dính nhau phần gan, chưa phát hiện các dị tật về hệ tiêu hóa, tim mạch.
Lúc tiến hành phẫu thuật, cân nặng của hai bé đạt được 7,9 kg so với lúc mới sinh chỉ 4 kg. Sở dĩ ca phẫu thuật được tiến hành lúc hai bé còn nhỏ, mới 1,5 tháng vì nếu thực hiện trễ hơn sẽ nguy hiểm cho tính mạng của các bé, đồng thời ảnh hưởng tâm lý người nhà. Đây là ca phẫu thuật cho hai bé song sinh dính liền phần gan nhỏ nhất được thực hiện tại BV. Dự kiến ca phẫu thuật sẽ kéo dài 4 tiếng.
Phần bụng dính liền từ phần ức trở xuống của hai bé. Ảnh: BVCC
Nói về khó khăn của ca phẫu thuật, BS Đào Trung Hiếu cho biết hai bé song sinh còn rất nhỏ nên phần gan rất dễ vỡ, màng bao gan không dai như trẻ lớn. “Khi gan vỡ, m.áu c.hảy sẽ rất khó cầm nên êkip phẫu thuật phải rất thận trọng trong khâu cắt gan, cầm m.áu, kiểm soát khống chế mạch m.áu thông nối giữa hai bên. Đối với trẻ lớn, mất 100 cc m.áu chưa ảnh hưởng gì nhiều nhưng ở những bé nhỏ, mất 80-100 cc sẽ tác động huyết học rất nguy hiểm”, BS Hiếu phân tích.
Ngoài ra, theo BS Hiếu sau khi mổ, hai bé sẽ bị thiếu da nên đòi hỏi êkip phẫu thuật phải phủ da khéo léo để che kín phần ngực, đảm bảo thẩm mỹ cho hai bé được bình thường như bao bé khác.
HOÀNG LAN
Theo PLO
Bệnh tay-chân-miệng vào mùa
Bệnh tay-chân-miệng đang tăng cao, đặc biệt thời điểm t.rẻ e.m trở lại trường học sau khi nghỉ hè. Phụ huynh cần hết sức lưu ý các dấu hiệu bệnh và cách ly trẻ.
Tháng 9 là thời điểm t.rẻ e.m phải trở lại trường học sau khi nghỉ hè. Môi trường tiếp xúc ở trường học dễ làm phát sinh các bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, trong đó có bệnh tay-chân-miệng (TCM), chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới năm t.uổi.
Trẻ bệnh chủ yếu từ nhà trẻ
Ghi nhận tại BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), khu điều trị nội trú khoa nhiễm – thần kinh BV Nhi đồng 1, nhiều trẻ mắc bệnh TCM phải nằm ghép hai, ba bé một giường.
Ngắm bé Phạm Huy Hoàng (sáu tháng t.uổi) thiêm thiếp ngủ, vợ chồng chị Phạm Thị Tuyết Nhi (23 t.uổi, ngụ TP Cần Thơ) cho biết khi vừa sáu tháng t.uổi, nhà neo đơn không có ai trông giúp con nên phải gửi bé ở nhà trẻ. Bé học được hơn một tuần nay thì về nhà nóng, sốt, quấy khóc, bỏ bú sữa. “Mới đầu tôi tưởng bé sốt do mọc răng nhưng quan sát con ngủ, tôi thấy bé thỉnh thoảng giật mình, ngoài ra người nổi thêm vài chấm đỏ nên đưa bé lên thành phố nhập viện, được bác sĩ chẩn đoán bệnh TCM” – chị Nhi cho hay.
Chăm sóc bé Nguyễn Thị Kim Tuyền (24 tháng t.uổi), chị Trần Thị Thúy Hằng (30 t.uổi, ngụ quận 11, TP.HCM) cho hay bé hiện đang học ở nhà trẻ gần nhà. Ba ngày trước, chị đưa bé đi chơi Trung thu cùng với các bạn ở nhà trẻ về thì bé nóng, sốt. “Khi lau mình cho con, tôi thấy bé bị nổi hột hột ở dưới đùi, chỉ nghĩ là muỗi cắn thôi nhưng ngày hôm sau, bé còn giật b.ắn người, đưa đi khám thì phát hiện bị bệnh TCM. Tôi đã báo cho cô giáo tình hình bệnh của bé và xin nghỉ để điều trị bệnh cho bé” – chị Hằng kể.
Trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng điều trị tại BV Nhi đồng 1 (TP.HCM). Ảnh: HL
Quan sát, phát hiện sớm dấu hiệu bệnh
Theo BS Trương Hữu Khanh, khoa nhiễm – thần kinh BV Nhi đồng 1, bệnh TCM đang vào mùa và số lượng trẻ mắc bệnh nhập viện đang tăng dần. Nếu như vào tuần trước, trẻ mắc bệnh này nhập khoa nhiễm – thần kinh chỉ khoảng 20 trẻ thì đầu tuần này, con số này tăng vọt lên 50. Vào tháng 8, đã có trẻ mắc bệnh độ nặng nhập viện phải thở máy, các phụ huynh cần chú ý phòng ngừa và phát hiện các dấu hiệu trẻ bệnh để cách ly, điều trị kịp thời.
BS Khanh cho biết bệnh TCM thường gặp ở trẻ nhỏ dưới ba t.uổi, độ t.uổi càng nhỏ thì bệnh càng nặng. Đa số trên 90% trẻ sẽ khỏi sau 7-10 ngày. Các dấu hiệu nghi ngờ bệnh là trẻ tự nhiên bỏ ăn, chảy nước miếng, khóc, nói đau miệng, nổi mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối, lở trong miệng. Có thể đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa nhi gần nhà xem có đúng không. Trẻ có dấu hiệu coi chừng nặng khi sốt hơn hai ngày, sốt hơn 39 độ C, uống thuốc khó hạ, hay nôn ói, nhợn ói, cần đưa đi bệnh viện.
Trẻ mắc bệnh nặng khi giật mình chới với lúc thiu thiu ngủ, nảy người, không giống với giật mình lăn qua lăn lại khi ngủ sâu, không đi vững, tay chân yếu, người run, cần đưa đi bệnh viện gấp. Bệnh quá nặng khi trẻ thở mệt, da nổi bông, mạch sờ không thấy hay quá nhanh.
Theo BS Khanh, bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chưa có vaccine phòng bệnh nên cần có các biện pháp vệ sinh và cách ly trẻ mắc bệnh. Cơ chế của bệnh là trẻ nuốt phải virus gây bệnh vào bụng. Virus phát tán ra môi trường từ phân, mụn nước và nhiều nhất là từ nước miếng của người bệnh. Một trẻ mắc bệnh dễ làm virus lây lan ở sàn nhà, đồ chơi, mặt bàn, nắm cửa… Con nít chưa có ý thức nên thường có thói quen móc miệng, ngậm tay rồi bốc lung tung, bò dưới sàn nhà và ngậm đồ chơi nên dễ nhiễm phải virus. Người lớn và trẻ lớn có khi mang virus bệnh nhưng biểu hiện rất nhẹ, nhìn bên ngoài không biết cũng có thể là nguồn phát tán virus ra môi trường và lây cho trẻ khác khi chăm sóc và tiếp xúc.
Do đó, trẻ đi học ở nhà trẻ cần rửa tay trước khi vào lớp, trước khi về nhà, khi về tới nhà. Người lớn phải rửa tay trước khi chăm sóc trẻ, trước khi chế biến thức ăn, nhất là mới đi ra ngoài về. Rửa tay đúng cách là phải rửa với xà phòng dưới vòi nước để đẩy chất bẩn có chứa virus ra khỏi bàn tay.
Khi có con mắc bệnh, phụ huynh cần cho bé nghỉ học ít nhất 10 ngày, thông báo cô giáo bé mắc bệnh TCM để phòng cho bé khác, sát trùng dụng cụ học tập, tay nắm cửa, sàn nhà, đồ chơi để phòng cho mấy bé khác.
Trường học cần chủ động phòng bệnh
Bệnh TCM đang gia tăng, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới năm t.uổi. Tháng 8, tháng 9 là thời điểm bệnh TCM tăng cao. Đây là thời điểm t.rẻ e.m phải trở lại trường học sau khi nghỉ hè. Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đề nghị các trường học cần tuân thủ thực hiện các hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học, đặc biệt là việc theo dõi, giám sát, phát hiện sớm trẻ bệnh để cách ly kịp thời thông qua hoạt động điểm danh, ghi nhận những trường hợp nghỉ vì bệnh mỗi ngày và phụ huynh cần thông báo rõ lý do cho nhà trường ngay nếu con em mình nghỉ học.
Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM
Tăng cường phòng, chống lây lan bệnh trong trường học
Sở Y tế cũng đã ký kế hoạch liên tịch với Sở GD&ĐT triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh TCM và sốt xuất huyết, sởi trong khu vực trường học, nhóm trẻ. Tăng cường các biện pháp hiệu quả phòng, chống lây lan bệnh TCM trong trường mầm non, mẫu giáo, nhóm trẻ.
HOÀNG LAN
Theo PLO