Mùa hè ăn vải có gây nóng trong người?

Vải là loại trái cây phổ biến và được yêu thích vào mùa hè nhờ hương vị ngọt ngào, mọng nước và giàu dinh dưỡng.

Tuy nhiên, nhiều người lo ngại ăn vải có thể gây nóng trong người. Vậy thực hư việc này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu từ góc nhìn của chuyên gia dinh dưỡng.

mua he an vai co gay nong trong nguoi 4d1 7175330

Mùa hè ăn vải có gây nóng trong người?

Vải: trái cây giàu dinh dưỡng

Vải chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe như vitamin c, b6, folate, kali, chất xơ. Ngoài ra, vải còn chứa các chất chống oxy hóa như polyphenol, có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Vitamin C: giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa.

Vitamin B6: hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chức năng não.

Folate: quan trọng cho sự phát triển tế bào và ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh.

Kali: giúp duy trì huyết áp ổn định và chức năng cơ bắp.

Chất xơ: hỗ trợ tiêu hóa và duy trì cân nặng.

Mùa hè ăn vải có gây nóng trong người không?

Quan niệm về “nóng trong”: “nóng trong” là thuật ngữ dân gian để chỉ cảm giác khó chịu, nhiệt độ cơ thể tăng cao, thường kèm theo các triệu chứng như nổi mụn, nhiệt miệng, và cảm giác khô miệng. Theo y học cổ truyền, một số thực phẩm có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây ra tình trạng này.

Vải có gây nóng trong: vải được cho là loại trái cây có tính nhiệt, có thể gây nóng trong nếu tiêu thụ quá nhiều. Điều này là do vải chứa hàm lượng đường cao, khi ăn nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong m.áu và cơ thể phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa, dẫn đến cảm giác nóng.

Lợi ích của việc ăn vải đúng cách

Mặc dù có tính nhiệt, nhưng vải vẫn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được tiêu thụ đúng cách và vừa phải. Dưới đây là một số lời khuyên để tận dụng lợi ích của vải mà không lo bị nóng trong:

Ăn vừa phải: để tránh tình trạng nóng trong, bạn nên ăn vải với lượng vừa phải. Khoảng 10-15 quả vải mỗi ngày là đủ để cung cấp dưỡng chất mà không gây hại.

Kết hợp với thực phẩm lạnh: kết hợp vải với các loại thực phẩm có tính mát như dưa chuột, dưa hấu, hoặc nước ép bưởi có thể giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể.

Uống đủ nước: uống đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể giải nhiệt và đào thải độc tố. Nước ép vải cũng là lựa chọn tốt, nhưng nên pha loãng và không thêm đường.

Tránh ăn vải khi đói: ăn vải khi đói có thể làm tăng lượng đường trong m.áu một cách đột ngột, gây cảm giác khó chịu. Tốt nhất là ăn vải sau bữa ăn hoặc kết hợp với các loại trái cây khác.

Vải là loại trái cây bổ dưỡng và ngon miệng, rất phù hợp để thưởng thức vào mùa hè. Tuy nhiên, do tính nhiệt của nó, bạn nên ăn vải với lượng vừa phải và kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để tránh tình trạng nóng trong. Hãy lắng nghe cơ thể mình và điều chỉnh lượng vải ăn sao cho phù hợp để tận hưởng mùa hè một cách khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.

Phòng ngộ độc thực phẩm trong mùa hè

Vào mùa hè, việc bảo quản thực phẩm không đúng cách có thể gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Vậy cần làm gì để chủ động phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng?

Những thói quen gây ngộ độc thực phẩm

Trong khâu bảo quản, chế biến thực phẩm hàng ngày có nhiều thói quen chúng ta vẫn hay mắc phải gây ra ngộ độc thực phẩm. Một số thói quen đó là:

Bảo quản thực phẩm không đúng cách, để thực phẩm quá lâu ngoài không khí.

Chế biến, nấu đi nấu lại nhiều lần đồ ăn đặc biệt là những đồ ăn chế biến sẵn (giò, chả, đồ ăn nhiều gia vị…)

Ăn đồ ăn đã hết hạn sử dụng hoặc sử dụng đồ ăn đã có dấu hiệu hư hỏng như chảy nước, nấm mốc, màu sắc biến đổi…

phong ngo doc thuc pham trong mua he c9c 7168237

ThS.BSCKII Nguyễn Thị Song Thao – Phó Trưởng khoa Nội tiêu hóa (Bệnh viện Hữu Nghị).

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ an toàn, còn hạn sử dụng, không bị ôi thiu hay biến đổi về chất lượng… người dân cần lưu ý cách chế biến và bảo quản thực phẩm.

Dưới đây là một số lưu ý để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:

– Ăn chín uống sôi: Đồ ăn phải được nấu chin, chỉ nên ăn ở những nơi đảm bảo được vệ sinh, tránh những nơi bụi bẩn, ẩm thấp, không sạch sẽ.

– Bảo quản thực phẩm đúng cách: Thực phẩm cần được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ phù hợp với thời gian cho phép. Vào mùa hè, không nên để thực phẩm ở ngoài quá 1 giờ, và nếu thời tiết mát mẻ không nên để quá 2 giờ tránh để thực phẩm bị ôi thiu, hư hỏng.

– Khi chế biến thức ăn cần phải vệ sinh tay sạch sẽ trước, trong và sau khi tiếp xúc với thực phẩm để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống. Người dân cần rửa, làm sạch nguyên liệu trước khi nấu. Ngoài ra cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ dùng để nấu ăn bằng xà phòng và nên rửa bằng nước ấm.

Bên cạnh đó, người dân cần lưu ý không nên chọn các loại thực phẩm có dấu hiệu bất thường dễ gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm như: các loại nấm lạ, nấm rừng, cá nóc, khoai tây mọc mầm…

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Khi cơ thể nạp vào các thực phẩm đồ ăn, thức uống bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, thực phẩm chứa quá liều lượng phụ gia… sẽ bị trúng độc, ngộ độc. Một số trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ có thể tự hồi phục lại bình thường sau vài ngày. Tuy nhiên những trường hợp nặng có thể dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí là t.ử v.ong nếu không được xử lý kịp thời.

phong ngo doc thuc pham trong mua he ff1 7168237

Tùy vào nguyên nhân gây ngộ độc, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Tùy vào nguyên nhân gây ngộ độc người bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau và có những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý khác hoặc người bệnh dễ bỏ qua. Thông thường sau khi tiêu thụ thực phẩm vài giờ hoặc muộn trong vài ngày, người bệnh sẽ có các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như:

Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật gây ra: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, mất nước (khô môi, khát) hoặc n.hiễm t.rùng (sốt, vã mồ hôi liên

tục)
Ngộ độc thực phẩm do đồ ăn thức uống nhiễm hóa chất: Các biểu hiện phức tạp ở cả hệ tiêu hóa và các cơ quan khác khiến người bệnh đau đầu, chóng mặt, tim đ.ập nhanh, trụy mạch…

Ngộ độc do thực phẩm chức các độc tố tự nhiên: Thường gặp ở các trường hợp ăn cá nóc, sắn, cóc, măng… nếu không sơ chế và chế biến đúng cách sẽ gây ra các triệu chứng bất thường.

Do vậy, sau khi ăn đồ ăn, thức uống và cơ thể xuất hiện các bất thường dưới đây, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời:

Hệ tiêu hóa: Có m.áu và chất nhầy lẫn trong phân. Ngoài đau bụng dữ dội, người bệnh còn đau ở các vị trí như họng, cổ, ngực…

Tim mạch: Có dấu hiệu tụt huyết áp, khó thở, đau ngực, rối loạn nhịp tim…

Thần kinh: Có biểu hiện nhìn mờ, nhìn đôi, khó nói hoặc nói ngọng, co giật, liệt cơ, đau đầu…

Với những người có sức đề kháng giảm như người cao t.uổi, trẻ nhỏ, người có bệnh lý nền, người dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch như xương khớp, ung thư, dị ứng… sẽ có những biểu hiện nghiêm trọng hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *