Để bảo vệ sức khỏe của tim và tăng cường t.uổi thọ, bác sĩ Cát Quân Ba, Giám độc Khoa Tim Mạch, Bệnh viện Trung Sơn trực thuộc Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) chỉ ra 3 thứ nên ăn và 4 việc nên làm.
3 thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch
Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều vitamin, kali, axit amin, phốt pho, caroten. Đặc biệt, caroten và vitamin C là những chất giúp chống oxy hóa tốt, giúp lưu thông m.áu, phục hồi độ đàn hồi của mạch m.áu và làm chậm quá trình lão hóa mạch m.áu.
Do chứa nhiều chất xơ nên nếu ăn khoai lang thường xuyên còn giúp thúc đẩy quá trình đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, thanh lọc m.áu, cải thiện bệnh tim mạch và mạch m.áu não.
Ảnh minh họa
Bưởi
Kali trong bưởi giúp duy trì sự ổn định của huyết áp và nhịp tim. Đồng thời ăn bưởi giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, huyết áp cao, tăng cường sức sống cho tế bào cơ tim, giúp tế bào cơ tim hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn. Từ đó, bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn.
Đậu đỏ được xem là thực phẩm của tim vì giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Người ăn nhiều đậu đỏ sẽ giúp bổ m.áu, dưỡng khí, thúc đẩy quá trình tuần hoàn m.áu. Nhờ đó giảm thiểu hiệu quả các bệnh lý như thiếu m.áu cơ tim.
4 việc nên làm để giúp trái tim khỏe mạnh
Tránh thức khuya
Tim không giống các cơ quan khác, nó phải đ.ập liên tục. Nếu bạn thức khuya sẽ gây ra gánh nặng cho tim. Lâu dần sẽ gây ra các triệu chứng như nhịp tim bất thường và huyết áp không ổn định.
Ăn ít thức ăn nhiều dầu mỡ
Ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ khiến cơ thể bị tích mỡ quá nhiều. Nếu không được chuyển hóa kịp thời, chất béo sẽ tích tụ trong m.áu khiến m.áu đặc lại và gây bệnh mạch vành, nhồi m.áu cơ tim,…
Bớt tức giận
Khi bạn tức giận huyết áp sẽ tăng đột ngột, nhịp tim đ.ập cũng theo đó mà tăng lên. Không chỉ vậy, tức giận còn gây kích thích thần kinh giao cảm của con người, dễ dẫn đến các bệnh mạch m.áu não, tim mạch.
Uống ít rượu
Uống rượu bia gây ảnh hưởng lớn tới gan và cả sức khỏe tim mạch. Các thành phần độc hại trong rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tăng huyết áp. Những người uống nhiều rượu có nguy cơ hình thành cục m.áu đông, làm tăng nguy cơ nhồi m.áu cơ tim.
Làm gì để sử dụng thuốc trị tăng huyết áp an toàn?
Thuốc có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp cao. Người bệnh cần dùng thuốc đều đặn, hằng ngày.
Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng thuốc trị tăng huyết áp.
1. Huyết áp cao là gì?
Huyết áp cao được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng bệnh tim mạch. Giảm huyết áp làm giảm nguy cơ tim mạch. Kiểm soát huyết áp có thể ngăn ngừa các biến chứng ở bệnh nhân suy tim, tiểu đường, bệnh mạch vành, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác.
Cao huyết áp không được điều trị là nguyên nhân hàng đầu gây đau tim và đột quỵ.
Huyết áp được thể hiện bằng hai con số: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp lý tưởng sẽ là 120/80 (tương ứng)
Nếu huyết áp trên 120/80 nhưng dưới 140/90 được coi là t.iền tăng huyết áp.Nếu huyết áp từ 140/90 trở lên được coi là tăng huyết áp.
Mục tiêu của điều trị huyết áp cao là kiểm soát huyết áp một cách tối ưu và giảm tỷ lệ mắc bệnh và t.ử v.ong liên quan đến tim mạch và thận. Vì vậy, nhiều bệnh nhân cần sử dụng thuốc và việc lựa chọn nhóm thuốc phù hợp là rất quan trọng để đạt hiệu quả điều trị với ít tác dụng phụ hơn.
Một số loại thuốc thường được kê đơn bao gồm: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển (thuốc ức chế ACE), thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB), thuốc chẹn canxi…
Kiểm soát huyết áp không phải lúc nào cũng đạt được chỉ với một loại thuốc duy nhất, nhiều bệnh nhân cần phải điều trị kết hợp với hai hoặc nhiều loại thuốc.
2. Tác dụng phụ của thuốc trị tăng huyết áp
Mỗi loại thuốc đều có thể có những tác dụng phụ, cần theo dõi những tác dụng phụ này và báo cáo cho bác sĩ. Các tác dụng phụ của thuốc điều trị huyết áp cao sẽ giảm dần theo thời gian.
Một số tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc huyết áp cao bao gồm:
Phát ban da Buồn nôn Chóng mặt hoặc choáng váng Ho khan Tiêu chảy hoặc táo bón Cảm thấy mệt mỏi như không còn năng lượng Đau đầu
Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp các tác dụng phụ, cần thông báo với bác sĩ điều trị. Trong một số trường hợp, thay đổi liều lượng hoặc thời gian trong ngày dùng thuốc có thể giúp hạn chế các tác dụng phụ này.
Bệnh nhân cao huyết áp đều được khuyến nghị điều chỉnh lối sống khi điều trị ban đầu, bao gồm giảm cân, chế độ ăn lành mạnh, ít natri, hạn chế uống rượu và tăng cường hoạt động thể chất.
3. Giữ an toàn khi sử dụng thuốc huyết áp
Dưới đây là những hướng dẫn giúp người bệnh sử dụng thuốc an toàn, đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc:
Uống thuốc theo chỉ dẫn trên nhãn, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Uống thuốc đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày để việc uống thuốc trở thành thói quen. Nhớ tên và liều lượng của các loại thuốc đang dùng. Không tự ý ngừng dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà không được sự giám sát của bác sĩ. Cần thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, vitamin, khoáng chất và các sản phẩm thực phẩm chức năng hay chất bổ sung khác đang sử dụng. Một số thực phẩm chức năng và thảo dược có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả của thuốc huyết áp. Để tránh những loại tương tác này, tốt nhất chỉ nên dùng thực phẩm chức năng và thảo dược nếu thực sự cần thiết và sau khi thảo luận với bác sĩ. Khi cần dùng thuốc không kê đơn (OTC), như aspirin, thuốc dị ứng hoặc thuốc cảm cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số loại thuốc OTC không an toàn cho những người bị huyết áp cao. Tránh uống rượu khi đang dùng thuốc. Không bao giờ dùng thuốc theo mách bảo của người khác hoặc dùng chung thuốc với người khác. Thông báo cho bác sĩ nếu đang mang thai, có ý định mang thai hoặc đang cho con bú. Giống như tất cả các loại thuốc, một số người có thể bị dị ứng với thuốc tăng huyết áp. Nếu phát ban, khó thở hoặc khó nuốt sau khi dùng thuốc, cần đi khám ngay lập tức.
Cuối cùng, điều trị huyết áp cao cần thời gian và sự kiên nhẫn. Điều quan trọng là cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ và tuân thủ theo liệu trình điều trị bác sĩ đã chỉ định.