Vào mùa đông cơ thể dễ nhiễm bệnh nhất, tuy nhiên ăn uống thế nào để vừa giữ ấm lại không ảnh hưởng đến sức khỏe là điều nhiều người chưa hiểu rõ.
Trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, chúng ta thường thích thú việc thưởng thức các món ăn nóng, đồ uống nóng. Tuy nhiên theo các chuyên gia, ăn uống đồ quá nóng có thể gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Ăn nóng, uống nóng – thói quen tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm
Mùa lạnh, còn gì tuyệt vời hơn được nhâm nhi một cốc cà phê nóng hay quây quần bên nồi lẩu ấm cúng, gắp những miếng thịt, miếng rau từ nồi nước dùng sôi sùng sục và chậm rãi thưởng thức. Thực tế, ăn uống đồ nóng không chỉ giúp ngon miệng mà còn giúp cơ thể chúng tatăng tỷ lệ hấp thu các chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, nếu nhiệt độ của thức ăn quá lớn thì lại gây hại cho thực quản, vòm họng, khoang miệng của chúng ta.
Theo các chuyên gia trên tờ LiveScience, niêm mạc miệng và niêm mạc hệ tiêu hoá vốn rất mỏng nên dễ bị tổn thương. Cà phê, trà nóng hay đồ ăn vừa được gắp ra từ nồi lẩu nóng hơn 100 độ C có thể làm tổn thương khoang miệng, dẫn đến bỏng thực quản, tạo thành sự hao mòn thành thực quản và có thể dẫn đến ung thư.
Bài Viết Liên Quan
- Hơn 33.600 t.rẻ e.m ở Hà Nội được tiêm vaccine COVID-19
- M.áu nhiễm mỡ gây ra đột quỵ như thế nào?
- Dạ dày của bạn sợ nhất 5 việc này nhưng hầu như ai cũng “thản nhiên” phạm phải mỗi ngày
Nếu nhiệt độ của thức ăn quá lớn thì lại có hại cho thực quản, vòm họng, khoang miệng của chúng ta.
Trước đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã đưa ra cảnh báo những người uống đồ uống quá nóng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản. Vào năm 2016, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO đã phân loại đồ uống nóng vào nhóm “chất có thể gây ung thư cho con người”.
Nguyên nhân khiến đồ ăn nóng có thể gây ung thư thực quản có thể là do nhiệt độ cao làm tổn thương tế bào, ảnh hưởng đến môi trường tế bào và trạng thái viêm của nó. Nếu giữa các tế bào có một số đột biến thì khối u có thể hình thành và phát triển nhanh.
Ăn đồ nóng trong mùa lạnh cần lưu ý điều gì để tránh ung thư?
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, nếu sử dụng trà, cà phê nóng trong mùa đông thì tốt nhất nên chờ đồ uống nguội bớt trong khoảng 50-60 độ C. Nếu ăn lẩu thì nên gắp thức ăn ra bát, chờ đồ ăn nguội bớt thì mới cho lên miệng. Với các món nóng như bún, phở thì cũng nên chờ vài phút cho nước dùng nguội bớt rồi mới bắt đầu thưởng thức, điều này sẽ giúp bảo vệ thực quản, hơn nữa lúc này thực phẩm cũng trở nên ngon lành hơn
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) nhiều người nghĩ trời càng lạnh thì càng nên ăn đồ cay nóng để giữ ấm cơ thể nhưng không phải vậy, thậm chí ăn nhiều đồ cay nóng còn ảnh hưởng đến khí huyết. Thay vì ăn đồ nóng, mùa đông mọi người nên sử dụng những thực phẩm thanh đạm như củ cải, ngó sen, bông cải xanh…
Ngoài ra, trong mùa lạnh cũng nên bổ sung những loại quả giàu vitamin C như cam, quýt để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa. Trước khi ngủ nên dùng nước ấm ngâm chân và uống nhiều nước ấm mỗi ngày để giữ ấm cơ thể. Đặc biệt, để cơ thể khỏe mạnh và tinh thần thoải mái vào mùa đông, mọi người hãy kết hợp ăn uống với việc vận động, tập thể dục hợp lý.
4 thói quen xấu trong bữa ăn nhiều người mắc phải
Hiện nay 90% người Việt có những thói quen xấu này trong bữa ăn, khiến bệnh tật sớm tìm đến. Vì vậy, hãy tự tránh xa và thay đổi ngay nếu không muốn gây hại đến sức khỏe.
Gắp thức ăn cho người khác gây mất vệ sinh và dễ lây nhiễm bệnh
Theo nghiên cứu, trong khoang miệng của mỗi người có chứa hơn 80 triệu vi khuẩn khác nhau, trong đó bao gồm những vi khuẩn có lợi và cũng có rất nhiều vi khuẩn gây nên các bệnh về dạ dày, đường tiêu hóa hay viêm gan,… cho nên, việc gắp thức ăn cho người khác bằng đũa của mình chính là nguyên nhân truyền các bệnh như viêm họng, dạ dày, quai bị.
Ảnh minh họa
Mặc khác, chưa chắc món ăn đó phù hợp với khẩu vị của người được gắp thức ăn. Như thế lại gây nên sự khó xử cho đối phương. Chính vì thế, hãy thay đổi thói quen gắp thức ăn vào bát người khác
Vừa ăn vừa xem tivi ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Xu hướng nạp nhiều thức ăn hơn mức bình thường do quá tập trung vào tivi. Theo các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm thực phẩm và thương hiệu Mỹ ở Đại học Cornell đã xem xét và nghiên cứu rằng, những người vừa xem tivi vừa ăn, họ có xu hướng ăn nhiều hơn 30-35% hơn những người bình thường. Vừa ăn vừa xem tivi còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nhất là ảnh hưởng đến bao tử.
Dùng đồ nóng – lạnh xen kẽ gây hại đường ruột
Ảnh minh họa
Vừa ăn một món nóng, vừa uống một chút đồ lạnh sẽ đem lại cho tất cả chúng ta cảm giác ngon miệng hơn. Tuy nhiên, thói quen này lại đem lại cảm giác khó chịu cho dạ dày vì nóng lạnh đột ngột có thể gây khó tiêu, viêm co thắt dạ dày. Theo thời gian, nó có thể gây ra viêm dạ dày hoặc viêm ruột.
Vừa ăn vừa sử dụng điện thoại
Vừa ăn vừa dùng điện thoại sẽ khiến não bộ bị phân tâm và không tập trung vào việc ăn uống khiến thức ăn không được nhai kỹ càng, lúc này dạ dày sẽ tiết axit và enzyme không đủ, dẫn đến thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, trên màn hình điện thoại chứa rất nhiều loại vi khuẩn và bụi bẩn nhiều hơn những gì chúng ta nhìn thấy. Trong đó, có đến 16% điện thoại chứa những loại vi khuẩn đặc biệt nguy hiểm như Ecoli, vi rút cúm MRSA,… Và việc chúng ta vừa ăn vừa sử dụng điện thoại chính là con đường đưa những vi khuẩn có hại đó vào cơ thể con người gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.