Dịch bệnh luôn là mối nguy tiềm ẩn đối với sức khỏe con người. Điều kiện thuận lợi đến từ thời tiết hay sự chủ quan của con người đều là cơ hội để dịch bệnh tấn công.
Chủ động phòng, chống dịch bệnh luôn là giải pháp hiệu quả nhất trong công tác bảo vệ sức khỏe.
Bệnh bạch hầu chưa được loại trừ
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), hiện bệnh bạch hầu ở nước ta chưa được loại trừ. Vì vậy, người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và tiếp xúc với mầm bệnh. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó phải kể đến dịch bạch hầu xảy ra ở khu vực Tây Nguyên khi có khoảng 150 ca bệnh bạch hầu được ghi nhận trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum… Trong đó, đã có một số ca t.ử v.ong tại Đắk Lắk, Gia Lai.
Tính đến thời điểm hiện tại, về cơ bản bệnh bạch hầu ở năm tỉnh Tây Nguyên đã được kiểm soát, nhưng chưa dập tắt dứt điểm các ổ dịch. Theo Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên Viên Chinh Chiến, chiến dịch tiêm chủng 10 triệu liều vắc xin do Bộ Y tế triển khai ở Tây Nguyên vẫn đang được thực hiện.
Dù lượng vắc xin cung cấp cho các địa phương mới chỉ đạt 1/10 kế hoạch đề ra, nhưng từ nay đến giữa năm 2021, 100% người dân Tây Nguyên sẽ tiếp tục được tiêm vắc xin phòng bạch hầu. Khi các tỉnh trong vùng hoàn tất chiến dịch tiêm chủng cho người dân, phủ sóng được miễn dịch cộng đồng, lúc đó dịch bạch hầu sẽ được dập tắt về cơ bản.
Ông Huỳnh Hữu Dũng, giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Long An nhìn nhận: “Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của người bệnh hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi. Bệnh dễ lây lan trong khu vực dân cư đông đúc, nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo”.
Bài Viết Liên Quan
- Những loại rau củ tốt cho sức khỏe nhất
- B.é t.rai t.ử v.ong vì n.hiễm t.rùng huyết
- Món ăn được giới trẻ yêu thích nhưng có nguy cơ dẫn tới ung thư
Cũng theo bác sỹ Dũng, bệnh bạch hầu biểu hiện có thể từ nhẹ đến nặng. Người bệnh thường có giả mạc – màng viêm màu trắng ở hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, kết mạc mắt hoặc bộ phận s.inh d.ục. Trường hợp nặng có thể gây biến chứng và t.ử v.ong. Tuy nhiên, đây là bệnh có thuốc trị đặc hiệu và có vắc xin phòng ngừa nên người dân không nên quá lo lắng. Điều quan trọng là mọi người cần tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch sẽ có hiệu quả phòng bệnh cao.
Chikungunya – dịch bệnh lạ và nguy cơ xâm nhập
Dịch bệnh Chikungunya đang xảy ra tại một số nước, trong đó có nước bạn Campuchia. Là một tỉnh có đường biên giới với nước bạn Campuchia, tỉnh An Giang cũng đang đối mặt với nguy cơ xâm nhập của dịch bệnh lạ.
Bệnh Chikungunya
Theo thông tin từ Viện Pasteur TP.HCM, hai mẫu bệnh phẩm từ 2 bệnh nhân trên địa bàn ấp Tân Khánh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, Tỉnh An Giang có kết quả dương tính đối với bệnh Chikungunya. Hiện tại, 2 trường hợp đã được điều trị khỏi bệnh và đã trở về gia đình, song cũng đã cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh lạ xâm nhập, xâm hại sức khỏe người dân.
Bác sỹ Phan Vân Điền Phương, phó giám đốc Sở Y tế An Giang cho biết, bệnh Chikungunya có triệu chứng như bệnh sốt xuất huyết, sốt cao đột ngột, đau cơ, nhức mình, nổi ban… làm cho người dân rất dễ hiểu lầm là sốt xuất huyết. Bệnh Chikungunya diễn biến tương đối nhẹ, ít khi cần nhập viện, bệnh thường tự khỏi, sau khi khỏi bệnh, thời gian miễn nhiễm rất lâu. Tuy nhiên, người dân cần nâng cao ý thức trong phòng ngừa bệnh này để tránh lây lan diện rộng.
BS.CKII Lê Đăng Ngạn, phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh T.iền Giang thông tin: Bệnh Chikungunya thường không gây t.ử v.ong, nhưng các triệu chứng có thể nghiêm trọng và gây tàn phế. Hầu hết bệnh nhân cảm thấy tốt hơn trong vòng một tuần.
Theo bác sỹ Ngạn, cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhiễm virus chikungunya là ngăn ngừa muỗi đốt, sử dụng thuốc chống côn trùng, mặc áo sơ mi và quần dài tay, xử lý quần áo, đồ dùng; kiểm soát muỗi trong nhà và ngoài trời… là một trong những biện pháp hiệu quả trong việc phòng chống Chikungunya nói chung, hay các bệnh lây truyền do muỗi nói riêng.
Cách đơn giản mà hiệu quả để t.iêu d.iệt mầm bệnh bạch hầu
Vi khuẩn bạch hầu có thể bị t.iêu d.iệt nhanh chóng dưới ánh nắng mặt trời, ở nơi thông thoáng.
Lấy mẫu xét nghiệm bệnh bạch hầu cho người dân ở vùng có dịch. Ảnh: TTXVN
Dịch bệnh bạch hầu đang có xu hướng gia tăng ca mắc trong thời gian gần đây, với đặc điểm dễ lây lan thành dịch và biến chứng nguy hiểm, người dân cần biết cách phòng tránh, trong đó có những cách rất đơn giản có thể áp dụng thường ngày.
PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: “Vi khuẩn bạch hầu có thể sống tới hàng tháng trong chất nhầy dịch hô hấp bám trên đồ dùng, vật dụng, tồn tại lâu trong môi trường nước ẩm ướt, không thông thoáng. Tuy nhiên vi khuẩn bạch hầu lại có thể bị t.iêu d.iệt nhanh chóng dưới ánh nắng mặt trời, ở nơi thông thoáng. Vì vậy với những đồ dùng như: Quần áo, chăn màn, ga gối có mầm bệnh của bệnh nhân và của những người sống trong vùng có dịch nên đem phơi dưới nắng mặt trời; đồ chơi, bát đĩa, thìa cốc cũng nên đem phơi nắng hoặc luộc nước sôi sau khi sử dụng để t.iêu d.iệt mầm bệnh. Chỉ một ngày thực hiện những việc đơn giản trên cũng bằng rất nhiều lần phun xịt khử trùng”.
Chuyên gia cũng khuyến cáo, để phòng bệnh bạch hầu, người dân dần thực hiện vệ sinh thông khí tại hộ gia đình và các trường học như: Mở cửa sổ, cửa chính thường xuyên; hạn chế tụ tập đông người trong khu vực có ổ dịch. Bên cạnh đó, tại nhà bệnh nhân và các hộ liền kề xung quanh, các nhà trẻ, lớp học, cơ quan… có liên quan đến bệnh nhân bạch hầu cần được khử trùng bằng cách lau, phun nền nhà, tay nắm cửa, bề mặt các đồ vật trong nhà với dung dịch khử trùng có chứa 0,1% clo hoạt tính.
Đặc biệt, cách hữu hiệu nhất để phòng bệnh là người dân ở khu vực có dịch và khu vực nguy cơ cần được tiêm vắc xin bạch hầu càng sớm càng tốt.
Cụ thể các mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu hiện nay đang áp dụng như sau:
Chương trình Tiêm chủng mở rộng gồm:
– Vắc xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – Hib – viêm gan B (DPT-VGB-Hib); tiêm khi trẻ 2, 3, 4 tháng t.uổi.
– Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván tiêm khi trẻ 16-18 tháng t.uổi.
– Vắc vắc xin bạch hầu – uốn ván cho nhóm đối tượng người lớn có nguy cơ cao, chỉ được sử dụng trong chiến dịch khi có dịch bệnh chứ không tiêm phổ cập.
Chương trình vắc xin dịch vụ gồm:
– Vắc xin 6 trong 1 (phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib – viêm gan B) hoặc vắc xin 5 trong 1 (phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – Hib – bại liệt) được tiêm khi trẻ 2, 3, 4 tháng t.uổi và khi trẻ 16-18 tháng t.uổi.
– Vắc xin 4 trong 1 (phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt) tiêm khi trẻ 4-6 t.uổi.
– Vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván được tiêm cho trẻ trên 4 t.uổi và người lớn; mũi tiêm này thường được khuyến cáo tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.
Hiện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo người dân cần tiêm đủ 5 mũi phòng bệnh bạch hầu để đảm bảo hiệu quả miễn dịch, thậm chí nhiều quốc gia còn khuyến cáo tiêm 6 mũi, một số quốc gia cứ 10 năm lại tiêm nhắc lại 1 mũi để đảm bảo phòng bệnh. Việc tiêm nhắc lại cho trẻ lớn (giai đoạn 7 t.uổi) cũng như tiêm vắc xin cho người lớn là rất quan trọng; cần cho người dân hiểu việc đi tiêm vắc xin là những biện pháp đảm bảo đầy đủ để khống chế được tốt bệnh bạch hầu trong thời gian tới.
Lịch tiêm mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu được khuyến cáo như sau:
– Dưới 1 t.uổi tiêm 3 mũi đầu.
– 18-24 tháng nhắc lại mũi thứ 4.
– 7 t.uổi nhắc lại mũi thứ 5.
– Mũi thứ 6 khuyến cáo tiêm cho người từ 9-15 t.uổi, trước khi bước vào độ t.uổi sinh đẻ.