Sau khi xem một bộ phim truyền hình đến khuya, cô Diệu trở về giường phát hiện chồng không ngủ ngáy như thường lệ. Hóa ra anh bị nhồi m.áu cơ tim.
Bài Viết Liên Quan
- Đừng biến xoài trở thành “thuốc độc” khi bạn vô tư ăn trong những thời điểm không thích hợp
- Vì sao trong thời kỳ mang thai, bà bầu cần bổ sung đầy đủ sắt?
- Quan sát đôi tay, nếu thấy có 3 tín hiệu xấu thì nên chú ý sức khỏe vì nguy cơ mắc bệnh về gan rất cao
Mới đây, y tá Lâm Đình, khoa cấp cứu, bệnh viện Pojen General Hospital, Đài Loan, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nam may mắn thoát c.hết do nhồi m.áu cơ tim nhờ được vợ phát hiện kịp thời.
Được biết, sau khi xem một bộ phim truyền hình đến khuya, cô Diệu trở về giường phát hiện chồng không ngủ ngáy như thường lệ. Cô Diệu đã vỗ vai và gọi chồng 2 lần nhưng anh không có phản ứng, sau đó, cô sửng sốt nhận ra chồng ngừng hô hấp, mạch đ.ập yếu nên lập tức gọi xe cấp cứu.
Bác sĩ Tô Thượng Hào, khoa ngoại, bệnh viện Pojen General Hospital, thông tin thêm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh nhồi m.áu cơ tim cấp. Sau khi tiến hành đặt nội khí quản và phẫu thuật, bệnh nhân đã hồi phục sau 2 tuần điều trị.
Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi m.áu cơ tim cấp.
Cô Diệu chia sẻ: “Chồng tôi đã bỏ thuốc hơn 30 năm nay, thỉnh thoảng đi nhậu và sức khỏe bình thường. Anh từng uống thuốc cao huyết áp nhưng sau đó đã ngừng sử dụng vì cảm thấy phiền phức”.
Bác sĩ Tô cho biết, mạch m.áu sẽ giãn nở và co lại theo nhiệt độ môi trường. Những bệnh nhân cao huyết áp dễ gặp phải tình trạng này thay đổi nhiệt độ nhanh chóng. Khi các mạch m.áu co lại và giãn ra trong một thời gian ngắn sẽ xảy ra sự cố vỡ hoặc tắc nghẽn mạch m.áu do xơ vữa động mạch. Nhồi m.áu cơ tim là do tắc nghẽn mạch m.áu, trong khi đó đột quỵ là do vỡ mạch m.áu gây ra. Tình trạng của bệnh nhân là do uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ nên mới gặp biến chứng về sức khỏe.
Bác sĩ cảnh báo, khi nhiệt độ chênh lệch dưới 15 độ C, bạn không chỉ giữ ấm cơ thể mà phải làm ấm môi trường xung quanh và nên duy trì ở nhiệt độ ổn định.
Nhồi m.áu cơ tim cấp xảy ra khi dòng m.áu nuôi dưỡng cơ tim đột ngột bị cắt đứt, sau đó gây tổn thương tế bào cơ tim và xuất hiện cơn đau ngực. Đây là kết quả của sự tắc nghẽn một hay nhiều động mạch vành. Sự tắc nghẽn phát triển chủ yếu do sự tích tụ các mảng bám lâu ngày trong lòng mạch, chủ yếu từ chất béo, cholesterol và một số chất khác.
Các yếu tố nguy cơ gây nhồi m.áu cơ tim cấp
Trong số các bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim cấp tính, 70% các trường hợp t.ử v.ong chủ yếu là do tắc nghẽn từ các mảng xơ vữa động mạch.
Một số yếu tố nguy cơ gây nhồi m.áu cơ tim cấp như:
Hút t.huốc l.á.
Lười vận động và không vận động thường xuyên.
Tăng huyết áp, Đái tháo đường, Gout.
Chế độ ăn không lành mạnh, bệnh béo phì.
Rối loạn mỡ m.áu di truyền (tăng Cholesterol, Triglycerid).
Ngoài ra, nguy cơ nhồi m.áu cơ tim cấp còn bị ảnh hưởng từ một số yếu tố như:
T.uổi tác.
Giới tính.
T.iền sử gia đình có bệnh lý tim mạch.
Triệu chứng nhồi m.áu cơ tim cấp
Triệu chứng điển hình của nhồi m.áu cơ tim cấp là đau ngực và khó thở. Ngoài ra các triệu chứng khác xuất hiện rất đa dạng, phổ biến gồm có những triệu chứng sau:
Tức nặng ngực.
Đau ở ngực, lưng, hàm và các nơi khác ở nửa trên cơ thể kéo dài trên 1 phút hoặc biến mất và quay trở lại.
Khó thở.
Đổ mồ hôi lạnh.
Buồn nôn, nôn.
Choáng váng hay chóng mặt đột ngột.
Nhịp tim nhanh.
Khả năng gắng sức bị giảm sút…
14 dấu hiệu ‘tố cáo’ bạn có thể mắc bệnh tim, chớ bỏ qua!
Bệnh tim là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu trên thế giới. Vì vậy, nhận biết được các triệu chứng của bệnh tim có thể giúp cứu mạng bạn.
Bạn có thể ngạc nhiên, nhưng thực sự ho kéo dài nhiều tháng có thể là dấu hiệu của bệnh tim – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Sau đây là 14 dấu hiệu bạn có thể mắc bệnh tim, đừng bao giờ bỏ qua, theo Power Of Positivity .
1. Đau ngực hoặc đau lưng
Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh tim, xảy ra do một động mạch bị tắc nghẽn.
Là cảm giác căng tức bên trong hoặc trên ngực, hoặc cảm giác nóng ran ở ngực. Cơn đau có thể kéo dài vài phút, khi hoạt động hoặc nghỉ ngơi.
Gọi cấp cứu ngay nếu các triệu chứng không biến mất sau vài phút hoặc càng nặng hơn.
2. Huyết áp cao
Kiểm tra huyết áp – SHUTTERSTOCK
Huyết áp cao thường không có triệu chứng. Nếu không chữa trị, có thể dẫn đến đột quỵ hoặc cơn đau tim.
Tập thể dục, ăn ít muối và ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm huyết áp. Nếu nặng có thể bác sĩ sẽ cho uống thuốc.
3. Đau dạ dày và các vấn đề về tiêu hóa
Trong cơn đau tim, một số người cảm thấy khó tiêu, buồn nôn hoặc đau dạ dày. Phụ nữ có xu hướng bị triệu chứng này hơn nam giới. Nếu bị đau dạ dày và thêm bất kỳ triệu chứng đau tim nào khác, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức vì có thể là cơn đau tim.
4. Đau cánh tay
Cơn đau lan xuống cánh tay trái là một triệu chứng đau tim cổ điển. Cơn đau thường lan tỏa từ ngực ra ngoài, theo Power Of Positivity .
5. Chóng mặt
Nếu bị chóng mặt và tức ngực, có thể đó là cơn đau tim. Chóng mặt là do huyết áp giảm nhanh vì tim không hoạt động bình thường. Gọi cấp cứu ngay lập tức.
6. Đau hàm hoặc đau cổ họng
Đây là một triệu chứng bất thường của bệnh tim. Nhưng nếu bị đau hàm hoặc đau cổ họng và đau ngực, điều đó có thể là cơn đau tim. Nên gọi cấp cứu ngay lập tức nếu có triệu chứng này, cùng với các triệu chứng đau tim khác.
7. Đột nhiên mệt mỏi cực độ
Đây là một triệu chứng rất dễ bị bỏ qua. Nếu nhận thấy kiệt sức trong vài tháng qua, nên đi khám sớm. Những thay đổi nhỏ nhưng nguy hiểm, vì vậy đừng bỏ qua. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim sớm.
8. Ngủ ngáy
Nếu ngáy to, như thể đang bị nghẹn hoặc thở hổn hển, đó có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ gây căng thẳng cho tim và có thể gây ra bệnh tim. Hãy báo cho bác sĩ biết về các triệu chứng này.
9. Đổ mồ hôi lạnh
Nếu bị đổ mồ hôi lạnh dù không làm việc nặng, đây có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim. Thông thường, triệu chứng này sẽ xuất hiện cùng với các triệu chứng đau tim khác. Đừng chần chừ gọi cấp cứu. Thà cấp cứu lầm còn hơn c.hết oan.
10. Ho kéo dài
Bạn có thể ngạc nhiên, nhưng thực sự ho kéo dài nhiều tháng có thể là dấu hiệu của bệnh tim, theo Power Of Positivity.
Nếu ho ra chất nhầy màu trắng hồng hoặc trắng, đây là dấu hiệu của bệnh suy tim.
Nguyên nhân do tim không thể tiếp tục bơm m.áu đi khắp cơ thể, do đó m.áu sẽ rò rỉ trở lại phổi. Hãy mau đi kiểm tra phổi và tim.
11. Chân và mắt cá sưng phù
Phù chân là một báo động đỏ cho bệnh tim – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Phù chân là một báo động đỏ của bệnh tim. Nếu bị sưng phù chân, mắt cá hoặc ngón chân, có nghĩa là tim không bơm đúng cách, do đó m.áu bị dồn về tĩnh mạch dẫn đến sưng phù. Bệnh tim khiến thận khó loại bỏ nước và natri ra khỏi cơ thể, cũng dẫn đến phù nề, theo Power Of Positivity .
12. Tim đ.ập nhanh
Tim của mọi người thỉnh thoảng đ.ập nhanh, thường là khi phấn khích hoặc lo lắng, nhưng nếu nó xảy ra khá thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Báo cho bác sĩ về cảm giác này. Đó có thể là dấu hiệu của rung nhĩ, cần được điều trị.
13. Bị đau nửa đầu
Các nghiên cứu cho thấy rằng các cơn đau tim thường xảy ra trong cơn đau nửa đầu.
Người bị đau nửa đầu, nếu có t.iền sử gia đình bệnh tim, không được uống thuốc triptan vì chúng làm thu hẹp mạch m.áu. Nên báo cho bác sĩ biết về tình trạng này.
14. Người có nhiều con, phụ nữ dậy thì sớm
Khỏa sát cho thấy, người có nhiều con, nguy cơ mắc bệnh tim càng cao.
Phụ nữ, bắt đầu hành kinh trước 12 t.uổi hoặc mãn kinh trước t.uổi 46, có nhiều nguy cơ bị đột quỵ hơn.
Ngoài ra, những phụ nữ đã từng sẩy thai hoặc cắt bỏ tử cung có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
Làm gì để giữ cho trái tim khỏe mạnh?
Ăn thực phẩm ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
Ăn nhiều rau, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt.
Hạn chế ăn đường và muối.
Ăn thịt nạc và thêm cá vào chế độ ăn ít nhất 2 lần một tuần.
Tập thể dục là cách tuyệt vời để tránh bệnh tim.
Bỏ hút thuốc, vì t.huốc l.á có hại cho tim và phổi.
Giảm cân để giảm mức cholesterol và ngăn ngừa tắc nghẽn.
Không ăn quá nhiều để tránh tăng cân.
Giải tỏa căng thẳng vì điều này ảnh hưởng đến tim.
Bổ sung vitamin D vì đây là loại vitamin có lợi cho tim mạch.
Khám sức khỏe định kỳ hằng năm , theo Power Of Positivity.