Vào ngày cuối tuần nhiều người thường ngủ nướng để cơ thể nghỉ ngơi, bù lại cho những ngày làm việc mệt nhọc. Thế nhưng, thực tế lại không như thế, trái lại việc ngủ nướng còn là nguy cơ gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Bài Viết Liên Quan
- Uống nhiều nước có thực sự giúp giảm cân hay không?
- Không thể ngờ đây là 4 yếu tố khiến chị em bị suy buồng trứng sớm
- Việt Nam cần làm gì để đối phó với biến thể Omicron?
Ngủ nướng không phải là một thói quen tốt – Ảnh: Minh họa
– Bị chứng đau lưng
Trước đây, các bác sĩ thường khuyên những người bị đau lưng hãy nghỉ ngơi tại giường. Nhưng đó chỉ là quá khứ vì hiện nay các bác sĩ đã nhận ra được lợi ích của việc duy trì hoạt động thể lực. Do đó, họ khuyên bệnh nhân không nên ngủ nhiều hay nằm nhiều nữa mà thay vào đó, duy trì các bài tập thể dục thường xuyên bất cứ khi nào có thể.
– Gây lười vận động
Tác hại của ngủ nướng khiến các cơ bắp không được thư giãn, lưu thông m.áu nên đôi khi chân tay sẽ có các biểu hiện tê mỏi, cơ thể ê ẩm, khó chịu và khiến bạn lười vận động hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cơ thể vì nếu không vận động, các xương sẽ có thể bị yếu hoặc mất dần đi và gây hại cho cơ thể.
– Tạo cảm giác chán ăn
Một giấc ngủ nướng đến 9-10h sẽ làm bạn bỏ qua bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Đây là một thói quen vô cùng tai hại. Bởi khi thức dậy đã quá giờ ăn thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn và kéo theo đó là thiếu hụt năng lượng cho cơ thể hoạt động cả một ngày.
– Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Theo một số nghiên cứu của giới y học, những người ngủ không đủ 6 giờ/ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2 lần. Nếu bạn ngủ nhiều hơn 8 tiếng/ngày, căn bệnh này sẽ dễ dàng tấn công cơ thể.
– Tăng nguy cơ đột quỵ
Những người ngủ với thời gian trên 9 giờ/ngày có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn 70% so với những người chỉ ngủ 7-8 giờ/ngày. Không chỉ thế, tác hại của ngủ nướng còn có thể khiến các hoạt động của hệ tim mạch bị suy yếu dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch vành, đau tim và đột quỵ.
– Trí nhớ giảm sút
Sau khi ngủ nướng thường có cảm giác đau đầu, khó tập trung tinh thần… Nguyên nhân là do ngủ nướng khiến não phải tiêu hao nhiều ôxy, gây nên triệu chứng “thiếu dinh dưỡng” tạm thời và mất cân bằng hormone. Nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể gây tổn thương não bộ và thính lực, giảm sút trí nhớ và thính giác, giảm trí thông minh, nhất là ở những người trẻ t.uổi.
– Trầm cảm
Mặc dù chứng mất ngủ thường liên quan tới trầm cảm hơn là ngủ quá giấc nhưng khoảng 15% những người bị trầm cảm lại ngủ quá nhiều, dần dần dẫn tới tình trạng trầm cảm ngày càng nặng nề hơn. Do thói quen giấc ngủ rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh nên trong một số trường hợp nhất định thì việc ngủ ít lại là “thuốc” chống trầm cảm tạm thời.
Cây Ngải cứu và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Cây ngải cứu rất dễ tìm và dễ trồng, không chỉ được sử dụng làm thực phẩm, còn là một loại cây thuốc nam được sử dụng trong dân gian và Đông y để chữa bệnh rất hiệu quả.
Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm. Ngải cứu phơi khô để lâu năm càng tốt. Lá ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp. Lá ngải cứu phơi khô vỏ cắt thành bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung. Sau đây là những bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời mà bạn có thể chưa biết từ cây ngải cứu.
Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn
Điều hòa k.inh n.guyệt hiệu quả
Nếu k.inh n.guyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt hơn.
Giúp an thai
Đối với người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra m.áu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai.
Giúp lưu thông m.áu lên não, chữa đau đầu
Lá ngải cứu tươi 150g, trứng gà 2 quả. Cách làm: Lá ngải cứu rửa sạch để ráo thái nhỏ. Cho trứng vào đ.ánh tan cùng với lá ngải cứu đã thái nhỏ, thêm gia vị đem rán với dầu ăn. Ngày làm 1 lần vào buổi sáng hoặc tối. Ăn khi còn nóng. Dùng liên tục trong 7-10 ngày. Hoặc mỗi tháng nên ăn trong 10 ngày có công hiệu giúp lưu thông m.áu lên não, chữa đau đầu hiệu quả.
Điều trị cảm lạnh
Khi bị cảm cúm lạnh hãy lấy 300g ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Đun sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Làm liên tục 2 – 3 ngày bệnh sẽ đỡ.
Gà hầm ngải cứu, món ăn tốt cho người bị suy nhược và kém ăn.Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn
Điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn
Bài thuốc dành cho người bị suy nhược và kém ăn: Lấy 250g ngải cứu, 2 quả lê, 20g câu kỷ tử, 10g đương quy, 1 con gà ác 350g, hầm trong 0,5 lít nước còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1 – 2 tuần.
Cầm m.áu nhanh
Khi bị thương và c.hảy m.áu, lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, sẽ giúp cầm m.áu nhanh và giảm đau nhức.
Trị mụn và các bệnh về da liễu
Lá ngải cứu rửa sạch rồi giã nhỏ hoặc cho vào máy xay, xay nhuyễn sẽ tạo thành một hỗn hợp dung để đắp lên phần bị mụn để khoảng 20 phút, rồi rửa lại bằng nước sạch. Với t.rẻ e.m thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm có tác dụng trị mụn nhọt, mẩn ngứa rất an toàn.
Ngải cứu vừa là loại cây thuốc chữa bệnh, vừa có thể chế biến những món ăn ngon và bổ. Ngải cứu tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc, chân tay rung giật, ảo giác, viêm thần kinh…