3 món ăn, thức uống cải thiện bệnh gout

Bệnh gout là một tình trạng viêm của khớp gây ra bởi sự tăng acid uric trong m.áu. Các tinh thể muối urat natri tích tụ trong khớp gây sưng, viêm và đau dữ dội.

Bệnh có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống phù hợp và thay đổi lối sống.

1. Thức ăn ảnh hưởng đến bệnh gout như thế nào?

Purin là các chất tự nhiên được tìm thấy trong tế bào của cơ thể và hầu như có trong tất cả các loại thực phẩm. Ở người, purin được chuyển hóa thành acid uric, đóng vai trò như một chất chống oxy hóa và giúp ngăn ngừa tổn thương gây ra bởi các gốc tự do.

Purin không phải là điều đáng ngại đối với những người khỏe mạnh, vì acid uric dư thừa có thể được loại bỏ ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.

Nhưng ở những người bị bệnh gout, thường xuyên ăn nhiều thực phẩm giàu purin sẽ làm tăng nồng độ acid uric huyết thanh, gây ra cơn gout cấp tính. Vì vậy, ngoài uống thuốc để ngăn ngừa tình trạng viêm và giảm acid uric, người bị gout cần hạn chế các thực phẩm chứa purine.

Thực phẩm thường gây ra cơn gout bao gồm nội tạng, thịt đỏ, hải sản, rượu và bia. Chúng chứa một lượng purin từ trung bình đến cao. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ. Nhiều nghiên cứu cho thấy các loại rau có hàm lượng purin cao không gây ra các cơn gout. Sữa cũng chứa nhiều purin, nhưng lại hỗ trợ vào quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

3 mon an thuc uong cai thien benh gout 979 7048227

Dây gắm được chế biến thành rượu thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gout.

Ngược lại, đường fructose và đồ uống có đường không giàu purin nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và làm tái phát các cơn gout cấp tính. Lý do là chúng thúc đẩy một số quá trình của tế bào làm tăng nồng độ acid uric.

Một nghiên cứu của Khoa Dinh Dưỡng, Đại học Toronto, Canada, kéo dài trong 17 năm với 125.299 người tham gia, đã phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều đường fructose nhất có nguy cơ phát triển bệnh gout cao hơn 62%.

Thực phẩm người bệnh gout nên ăn

Các loại rau xanh: Rau hẹ, rau cần, rau cải bắp, cà, rau cải bẹ trắng nhỏ, cà chua…

Các loại trái cây: Quýt, chanh, nho, cam, táo…

Các loại khác: Nước ép quả.

Hợp chất carbon có trong thức ăn có thể giúp thúc đẩy acid trong nước tiểu thoát ra ngoài; Người bệnh nên ăn cơm tẻ, bánh bao, miến… là những loại thực phẩm có nhiều hợp chất carbon.

Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A và vitamin E như cá biển, sữa, đậu tương, cà rốt, bí đỏ, rau lá xanh, các loại hạt…

Thực phẩm nên kiêng

Các loại thủy hải sản: Các loại cá, sò ngao, các loại tôm, tảo tím, hải sâm.

Các loại thịt: Gan, tim, ruột nội tạng động vật.

Các loại khác: Đậu tương, đậu ván.

Ngoài ra, người bệnh nên giữ cho được thể trọng ổn định, phấn đấu giảm béo.

3 mon an thuc uong cai thien benh gout 714 7048227

Lá mơ dại giúp giảm đau trong bệnh gout.

2. Một số món ăn, thức uống dễ thực hiện cải thiện tình trạng gout

2.1. Canh lươn gà

– Thành phần: Thịt lươn thái chỉ 50g, thịt gà xé bỏ da 50g, trứng gà 1 quả, mì sợi 10g, rượu, hành, gừng, xì dầu, hạt tiêu bột, nước luộc gà, nước luộc lươn, dầu vừng, muối, mì chính.

– Chế biến: Bắc chảo đổ nước luộc gà, nước luộc lươn, mỗi thứ 1 bát, đun sôi thì cho thịt lươn, thịt gà, mì sợi, xì dầu, dấm, hành, gừng, muối, sôi thì đổ trứng vào khuấy thành hoa, cho một chút bột vào đun sôi múc ra bát, rắc hạt tiêu, mì chính, dầu vừng là được.

– Công dụng: Bổ khí, thông huyết mạch, lợi gân cốt.

– Phạm vi dùng: Đau khớp xương, viêm khớp do gout, phong thấp. Khí huyết hư nhược, hồi hộp, thiếu lực, váng đầu…

– Cách dùng: Mỗi tuần có thể dùng 1-3 bữa, ăn kèm bữa ăn.

2.2. Dây gắm ngâm rượu

– Dây gắm có vị đắng, tính mát.

– Tác dụng: Giải độc, tiêu viêm, thư giãn gân cốt, hoạt huyết, sát trùng. Vị thuốc này được sử dụng nhiều nhất để điều trị các chứng đau nhức xương khớp, chữa phong tê thấp, hỗ trợ trong điều trị bệnh gout.

– Cách làm: Dùng ngâm rượu bạn nên ngâm theo tỷ lệ 1kg gắm khô không cần chế biến gì thêm, ngâm với khoảng 3 lít rượu, ngâm trong khoảng 1 tháng là uống được. Mỗi ngày nên uống khoảng 2 đến 3 ly rượu nhỏ.

3 mon an thuc uong cai thien benh gout 742 7048227

Người bệnh gout nên ăn rau hẹ.

2.3. Nước sắc lá mơ dại

– Cách làm: Lá mơ dại (cả 2 mặt lá đều xanh, mùi hôi hơn lá mơ 1 mặt xanh, 1 mặt tím) thu hái về còn tươi, sau khi loại bỏ lá sâu và các loại lá tạp, đem băm cả dây, lá cho ngắn lại, phơi khô, sao vàng, hạ thổ. Mỗi ấm thuốc, lấy lượng bằng một vốc tay (khoảng 40g), đổ thêm nước, sắc đặc.

– Liều dùng: Mỗi ngày sắc một ấm, uống hai lần trong ngày.

Ngay ngày đầu, sau khi người bệnh uống thuốc, cơn đau đã giảm nhẹ. Từ 4 đến 6 ngày sau, có thể dứt hẳn đau đớn, nhưng người bệnh nên kiên trì uống trong khoảng 4-6 tuần để đạt được kết quả bền lâu.

Ngoài cách làm trên bạn đọc có thể sử dụng lá mơ dại dạng tươi thái nhỏ xào với trứng ăn hàng ngày cũng đem lại hiệu quả tốt. Nhưng nên dùng dạng sắc là tốt nhất.

3. Lưu ý ở người bệnh gout

– Ngoài việc điều trị (dùng thuốc) đúng, nghiêm túc, không điều trị ngắt quãng, người mắc bệnh gout cần thực hiện chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân (nếu béo phì), ăn nhiều rau, trái cây và không nên để bị đói (vì acid uric trong m.áu tăng cao khi đói). Người bệnh cần kiêng rượu, bia, bởi vì, các loại đồ uống có cồn thường là nguyên nhân làm xuất hiện hoặc tái phát bệnh gout.

– Cần uống đủ lượng nước hàng ngày (1,5- 2,0 lít) để tăng cường đào thải lượng acid uric bằng đường nước tiểu nhằm hạn chế lắng đọng ở thận.

– Hàng ngày nên vận động cơ thể, có chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất.

5 nguyên nhân khiến acid uric trong m.áu cao

Nhiều người cho rằng tăng acid uric trong m.áu có liên quan đến bệnh gout. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến nồng độ acid uric trong m.áu tăng cao, đặc biệt là thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.

Những nguyên nhân khiến acid uric trong m.áu cao

Ngoài bệnh gout thì còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn tới nồng độ acid uric trong m.áu tăng cao. Cụ thể:

– Acid uric trong m.áu cao do di truyền: Yếu tố di truyền cũng được cho là một trong nguyên nhân dẫn đến tăng nồng độ acid uric tuy nhiên rất ít gặp.

– Acid uric trong m.áu cao do ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều purin:

Acid uric cao là bệnh gì?

Acid uric là gì, acid uric trong m.áu cao có nguy hiểm?

Nếu ăn quá nhiều thực phẩm có chứa purin, nhất là nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, các loại cá hoặc có thói quen uống nhiều bia,…

Nếu béo phì, ít vận động thể chất.

Nếu thường xuyên nhịn đói, ăn kiêng quá mức hoặc vận động nặng, tập thể dục quá sức.

– Acid uric trong m.áu cao do tình trạng tăng sản xuất acid uric:

Acid uric trong m.áu cao do khối u: Những trường hợp có khối u phát triển nhanh cũng có nguy cơ làm tăng acid uric m.áu, có thể kể đến như các trường hợp mắc bệnh ung thư ở giai đoạn di căn, trường hợp mắc bệnh bạch cầu, u xơ đa bào,…

Các trường hợp bệnh nhân ung thư có khối u kích thước lớn hoặc đang trong quá trình hóa trị t.iêu d.iệt một lượng lớn tế bào ung thư trong khoảng một thời gian ngắn có thể giải phóng nội chất tế bào trong m.áu và làm tăng acid uric.

5 nguyen nhan khien acid uric trong mau cao 2a5 7029202

Ngoài bệnh gout còn nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn tới nồng độ acid uric trong m.áu tăng cao.

Acid uric trong m.áu cao do bệnh liên quan đến thiếu m.áu: Nếu mắc một số bệnh thiếu m.áu như bệnh sốt rét, thiếu G6PD,… cũng có thể gặp phải tình trạng tăng acid uric trong m.áu.

Nhiều trường hợp tăng acid uric trong m.áu mà không thể tìm rõ nguyên nhân. Tình trạng này còn được gọi là tăng acid uric m.áu tiên phát.

– Acid uric trong m.áu cao liên quan đến thận: Nồng độ acid uric trong m.áu tăng do giảm đào thải lượng acid uric qua thận: Thường gặp ở những trường hợp mắc bệnh suy thận, tổn thương các ống thận xa, người nghiện rượu, lạm dụng thuốc lợi tiểu, nhiễm toan,…

– Acid uric trong m.áu cao do thuốc: Một số thuốc chỉ định điều trị các bệnh như: suy tim, xơ gan, suy thận cấp hay mạn tính, hội chứng thận hư… sẽ khiến nồng độ acid uric trong m.áu tăng cao.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến ở trên, tình trạng tăng acid uric trong m.áu còn do một số nguyên nhân khác như nhiễm độc thai nghén và t.iền sản giật, chấn thương, ngộ độc chì, suy giáp,…

5 nguyen nhan khien acid uric trong mau cao 45a 7029202

Ăn uống vận động hợp lý để giảm nồng độ acid uric trong m.áu.

Người bệnh acid uric trong m.áu cao cần làm gì?

Nếu nồng độ acid uric trong m.áu tăng cao, việc cần thiết nhất là giảm bớt lượng purin vào cơ thể để hạn chế tình trạng tăng acid uric trong m.áu. Một số loại thực phẩm có chứa purin mà bạn nên hạn chế ăn ở thời điểm này là các loại hải sản, các loại thịt đỏ và nội tạng động vật,… Đồng thời hạn chế uống bia và uống các loại thực phẩm có gas.

Bên cạnh đó, nên kết hợp uống nhiều nước để hạn chế sự kết tủa muối urat đồng thời giúp cơ thể tăng cường khả năng đào thải acid uric. Tốt nhất, nên uống khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày.

Nếu cơ thể đang bị thừa cân, béo phì nên giảm cân để giảm áp lực lên các khớp, tránh nguy cơ bị đau khớp do tăng acid uric. Lưu ý, cần giảm cân khoa học bằng chế độ ăn và tập luyện hợp lý, tuyệt đối không giảm cân bằng cách nhịn ăn.

Duy trì lối sống khoa học chẳng hạn như vận động nhẹ nhàng mỗi ngày bằng các bài tập yoga, ngủ đủ giấc, không thức khuya, tránh áp lực, căng thẳng, bổ sung nhiều loại trái cây và rau xanh trong bữa ăn hàng ngày,…

Trong trường hợp đã áp dụng những phương pháp trên nhưng nồng độ acid uric vẫn tăng cao thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị. Những bệnh nhân ung thư đang trong quá trình điều trị bằng các phương pháp như hóa trị hay xạ trị cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt và phòng tránh nguy cơ suy thận cấp do tăng acid uric.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *