Tình trạng táo bón xảy ra vào mùa lạnh có liên quan nhiều đến một số thói quen như lười uống nước, ít vận động.
Trời lạnh, ngoài việc chú ý đến các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, mọi người cần phải cẩn trọng với các bệnh về đường ruột. Ngô Trường Đằng, bác sĩ cấp cứu khoa Nhi tại Trung Quốc cho biết, gần đây đã tiếp nhận một trường hợp b.é t.rai 9 t.uổi đau bụng tới mức không thể đi lại và được bố mẹ đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Sau khi chụp X-quang, bác sĩ phát hiện ruột của b.é t.rai này chứa đầy phân. Cũng trong ngày hôm đó, bác sĩ Ngô tiếp nhận 3 trường hợp tương tự.
Bài Viết Liên Quan
- Phòng dịch COVID-19: Làm sao để bảo vệ con em của bạn?
- Di căn ung thư: Xác định những ‘kẻ gây rối’ từ bên trong
- Cơ thể mẹ bầu có 4 biểu hiện này, cần bổ sung dinh dưỡng gấp kẻo thai nhi chậm phát triển
Ruột cậu bé chứa đầy phân.
Bác sĩ Ngô giải thích rằng, khi thời tiết trở lạnh, ruột sẽ xảy ra hiện tượng teo lại, quá trình co cơ và nhu động ruột chậm lại nên dẫn tới tình trạng táo bón.
Nhiệt độ lạnh thường khiến mọi người ít cảm thấy khát hơn, nên việc uống nước cũng bị hạn chế, cuối cùng dẫn tới cơ thể bị thiếu nước, việc đại tiện trở nên khó khăn. Ngoài ra, vào mùa lạnh, con người thường ít vận động, đó cũng là nguyên nhân dẫn tới táo bón.
Vậy làm thế nào để giảm táo bón? Bác sĩ Ngô cho rằng, nên tránh uống nước lạnh, đặc biệt là sau bữa ăn, vì nước lạnh sẽ ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa và làm rối loạn quá trình phân giải thức ăn.
Ngược lại, uống nước ấm có thể cải thiện tiêu hóa tốt hơn. Các loại thực phẩm như rau xanh và trái cây như ổi, cam, nho, bưởi rất giàu chất xơ, thúc đẩy nhu động ruột, tốt cho việc đại tiện. Ngoài ra, mọi người cần uống nhiều nước, tăng cường tập thể dục, hạn chế ăn vặt và đồ chiên rán.
Đau bụng khi trời lạnh: Bác sĩ BV Xanh Pôn chỉ ra nguyên nhân và cách xử trí phù hợp
Theo Ths. BS Trần Thuấn (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội), đau bụng do lạnh có thể chia ra thành hai loại là đau bụng lạnh do thời tiết (ngoại hàn – đau bụng khi trời lạnh) và đau bụng do thức ăn lạnh đưa vào (chứng hàn này mùa nóng cũng có thể bị).
Đau bụng khi trời lạnh xảy ra khi cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ dẫn tới hệ miễn dịch bị suy giảm và gây ra phản ứng, trong đó có đau bụng.
1. Nguyên nhân gây đau bụng khi trời lạnh
Theo Ths. BS Trần Thuấn (làm việc tại Bệnh Viện Xanh Pôn, Hà Nội) cho biết, đau bụng do lạnh có thể bắt nguồn từ 2 nguyên nhân là do thời tiết hoặc do cách dung nạp đồ ăn vào cơ thể.
Còn Đông y thì giải thích rằng, khí hàn (nhiệt độ thấp) xâm nhập gây ra tổn thương về dương khí. Từ đó gây ra các triệu chứng như ố hàn (sợ lạnh),… Mà khí hàn khi tích tụ tại gân xương sẽ gây ra đau nhức. Nếu hàn tà lưu lại ở da thịt (bì phu) thì sẽ dễ chữa trị hơn.
Đau bụng do lạnh có thể bắt nguồn từ 2 nguyên nhân là do thời tiết hoặc do cách dung nạp đồ ăn vào cơ thể (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, hàn tà mà lưu lại ở tạng phủ (nội tạng) thì sẽ gây ra khó khăn trong chữa trị. Đó là chưa kể đến, nếu hàn tà kết hợp với phong tà gây ra phong hàn và xâm nhập vào cơ thể khi trời lạnh sẽ gây ra chứng nôn mửa, đau bụng hoặc tiêu chảy.
2. Hướng dẫn xử trí đau bụng khi trời lạnh
2.1. Chăm sóc sức khỏe và giữ ấm đúng cách
Hiện tại thì nhiệt độ miền Bắc đang vào đông, sẽ có những giai đoạn nhiệt độ giảm sâu liên tục, do vậy, nếu bị đau bụng khi trời lạnh bạn cần chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe. Cụ thể như sau:
– Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng đầu – cổ và chân
– Đối với trẻ nhỏ thì rốn là một bộ phận rất dễ bị lạnh, khí lạnh đi từ rốn vào bụng gây đau bụng nên cần cho trẻ mặc quần cạp cao, cố gắng giữ bụng trẻ ấm kể cả lúc trẻ bị đau bụng khi trời lạnh hoặc chưa bị. Lưu ý, quần mặc cho trẻ cần phải bo chun tránh hở nhưng không được bo chun quá chặt, nhất là khi trẻ vừa ăn no xong
– Có thể xoa dầu gió hoặc gừng tươi/khô vào bụng khi thời tiết chuyển lạnh, mục đích là giúp làm ấm cơ thể.
2.2. Các bài thuốc chữa đau bụng do lạnh
**Lưu ý: Những bài thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo. Chứng đau bụng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là do virus hoặc vi khuẩn. Nếu bị đau bụng buồn nôn kèm theo những dấu hiệu chuyển nặng khác nên nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
Biểu hiện đau bụng khi trời lạnh/nhiễm lạnh thường là bụng bị lạnh, đầy bụng ăn khó tiêu hoặc bị tiêu chảy. Ở một vài người có thể bị buồn nôn, ngoài bụng lạnh thì tay chân cũng lạnh.
Đau bụng khi trời lạnh có thể kèm theo cảm giác buồn nôn, tiêu chảy (Ảnh: Internet)
Những bài thuốc dưới đây có tác dụng làm ấm cơ thể và hỗ trợ giảm đau:
– Bài thuốc từ gừng tươi
Chuẩn bị: 50 – 80gram gừng tươi rửa sạch và cắt mỏng
Đem sao các lát gừng vừa thái tới khi chín vàng rồi giã nát
Lấy hỗn hợp vừa giã hòa cùng với nước sôi rồi uống từng ngụm nhỏ. Nếu khó uống có thể hòa thêm cùng mật ong hoặc một chút đường.
– Bài thuốc từ củ sả, tía tô và hoắc hương
Chuẩn bị: sả, tía tô và hoắc hương mỗi thứ khoảng 12 gram; gừng sao khô 8 gram (nếu không có gừng khô có thể thay bằng 12 gram gừng tươi)
Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên đem sắc cùng 0,5 lít nước sạch tới khi còn khoảng 0,3 lít thì bắc xuống
Chia thành 2 lần uống, uống khi còn ấm và uống trước các bữa ăn.
– Bài thuốc từ củ riềng, hậu phác và quế
Chuẩn bị: 200 gram củ giềng, 80 gram hậu phác, 120gram quế. Đem các nguyên liệu sấy khô
Bỏ vào nồi sắc, mỗi lần lấy 12 gram các loại rồi sắc với 200ml nước tới khi cạn còn khoảng 50ml thì tắt bếp và đem uống trong ngày.
– Bài thuốc từ gừng tươi, đường đỏ và hoắc hương
Củ gừng có tác dụng giúp làm ấm bụng hiệu quả (Ảnh: Internet)
Chuẩn bị: 50 gram hoắc hương, 20 gram đường đỏ và 15 gram gừng tươi. Các nguyên liệu đem rửa sạch và thái mỏng
Cho hỗn hợp trên vào 300ml nước rồi đun sôi khoảng 10 phút
Bỏ đường đỏ vào hỗn hợp trên, khuấy đều cho đường tan rồi sử dụng khi còn nóng.
2.3. Các món ăn giúp làm ấm bụng
– Cháo tía tô, hành tươi và gừng
Chuẩn bị: gạo tẻ, gừng tươi, lá tía tô và hành tươi mỗi tứ 12 gram. Đem vo gạo và rửa các nguyên liệu thật sạch
Nấu cháo gạo tẻ. Sau khi nấu xong thì múc ra bát, cho tía tô, hành tươi và gừng đã chuẩn bị vào. Chú ý nêm nếm gia vị cho vừa miệng
Bạn có thể thêm 1 lòng đỏ trứng gà rồi khuấy đều để tăng thêm dinh dưỡng và khí lực
Sau khi ăn xong thì đắp chăn để cho ra mồ hôi sẽ thấy đỡ hơn.
– Canh ngải cứu và thịt thăn lợn
Chuẩn bị: 100 gram lá ngải cứu tươi và 100 gram thịt thăn lợn đem rửa sạch và băm nhỏ thịt lợn
Xào qua thịt lợn cho chín tới rồi thêm nước sôi, gia vị vào
Sau khi nước canh sôi khoảng 5 phút thì bắc ra rồi ăn với cơm.
– Gà tần nhục quế, gừng, đẳng sâm, thảo quả, trần bì
Chuẩn bị: 01 con gà trống, 5 gram nhục quế, 5 gram trần bì; 10 gram gừng khô, 8 gram thảo quả và 30 gram đẳng sâm; khoảng 10 hạt hạt tiêu
Đem làm sạch gà, bỏ vào nồi tần chung với các nguyên liệu vừa chuẩn bị sau đó ninh kỹ
Sau khi gà chính thì lấy nước canh còn nóng để uống và ăn thịt gà bình thường.
Nhìn chung, để phòng tránh đau bụng do trời lạnh cần có các biện pháp giữ ấm cơ thể hợp lí đồng thời chú ý tới chế độ ăn, hạn chế ăn thức ăn có thể gây lạnh bụng, tính hàn cao.