Đeo kính là một trong trong những lựa chọn phổ biến nhất của người mắc cận thị. Vậy nhưng đeo kính cận thị cần lưu ý những gì?
Bài Viết Liên Quan
- 9 điều cha mẹ cần làm để phòng ngừa ung thư cho trẻ
- Tạo “lá chắn” miễn dịch từ mỗi gia đình
- Nguy cơ vô sinh, ung thư khi dùng thìa, bát nhựa nấu và đựng đồ ăn
Cận thị là căn bệnh phổ biến nên có nhiều lựa chọn cho việc đeo kính cận thị để điều chỉnh tầm nhìn của người mắc bệnh. Kính áp tròng và kính gọng là cách phổ biến nhất nhiều người lựa chọn để điều chỉnh cận thị, mặc dù nghiên cứu mới cho thấy kính đa tiêu rất hiệu quả trong việc làm chậm sự tiến triển của tình trạng này.
Bạn có thể mua kính theo toa của bác sĩ từ nhiều nhà bán lẻ trực tuyến và truyền thống. Hàng trăm loại kính và lựa chọn thấu kính cho người cận thị có thể sử dụng được với nhiều mức giá khác nhau.
Nếu đây là lần đầu tiên bạn đeo kính cận thị, thì việc khám mắt toàn diện ở cơ sở y tế uy tín hoặc bệnh viện mắt là nơi tốt nhất để bắt đầu. Bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc nhãn khoa sẽ xem xét cẩn thận về hồ sơ sức khỏe của bạn; đ.ánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại và kê đơn các loại kính chính xác nhất.
Đeo kính là một trong trong những lựa chọn phổ biến nhất của người mắc cận thị – Ảnh: aliexpress
Nếu bạn bị suy giảm hoặc mất thị lực dù nặng hay nhẹ, bạn cũng nên được kê kính đeo để điều chỉnh tầm nhìn. Tuy nhiên để biết chính xác tình trạng mắt, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán. Dù trước đó bạn đã từng đeo kính cận thị, bạn vẫn nên được thăm khám lại để xác định loại kính hiệu chỉnh phù hợp nhất.
1. Nguyên tắc khi chọn kính cận thị
1.1. Chọn kính đúng độ cận theo kê toa bác sĩ
Chắc hẳn bạn đã biết được lí do tại sao người mắc cận thị nên chọn kính đeo theo đúng tình trạng của mắt họ. Bởi khi đeo kính nhẹ hoặc nặng hơn so với thực tế bệnh, mắt sẽ phải điều tiết nhiều hơn gây nên tình trạng mỏi mắt. Về lâu dài, việc chọn kính không đúng độ cận sẽ không giúp cải thiện thị lực mà còn khiến bệnh này càng tiến triển nặng hơn.
Một số trường hợp đeo kính nặng hơn so với độ cận thị của mắt, khiến mắt không thích nghi được, dẫn đến tình trạng choáng váng và đau nhức mắt. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh phải đối diện với việc thị lực sẽ trầm trọng hơn ban đầu.
Do đó, để việc đeo kính cận thị được chính xác, người bệnh nên được thăm khám và xác định tình trạng từ bác sĩ chuyên khoa mắt. Sau đó, bạn có thể chọn lựa mẫu kính phù hợp với khuôn mặt hoặc phù hợp với nhu cầu theo toa kê của bác sĩ.
Nếu đây là lần đầu tiên bạn đeo kính cận thị, thì việc khám mắt toàn diện ở cơ sở y tế uy tín hoặc bệnh viện mắt là nơi tốt nhất để bắt đầu – Ảnh: navicenthealth
1.2. Chọn gọng kính
Việc chọn lựa gọng kính vô cùng quan trọng, bởi kính sẽ gắn liền với đôi mắt của bạn suốt cả ngày. Khi chọn lựa, bạn có thể dựa vào các tiêu chí như: chất liệu (titan, kim loại, nhựa…); kiểu dáng của gọng; màu sắc; thương hiệu…
Những gọng kính của thương hiệu lớn thường có độ dẻo để tạo sự thoải mái dù đeo trong thời gian dài. Tùy theo cấu trúc khuôn mặt và sở thích mà bạn có thể lựa chọn được gọng kính phù hợp.
1.3. Chọn tròng kính
Việc chọn mắt kính cận vô cùng quan trọng bởi đây không phải là loại kính thời trang mà tác dụng chính là giúp điều chỉnh tầm nhìn trong sinh hoạt cũng như làm việc. Một chiếc mắt kính tốt sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong mọi hoạt động.
Bạn có thể lựa chọn mắt kính theo những tiêu chí sau:
– Tròng kính cận chống chói lóa: Chống chói lóa là tiêu chí vô cùng cần thiết cho người mắc bệnh cận thị, nhất là trong việc tham gia giao thông. Hiện nay, có nhiều loại mắt kính tốt được phủ một lớp váng giúp các tia sáng đi qua dễ dàng và không bị dội ngược lại trên mặt kính. Những tia sáng bị dội ngược lại chính là nguyên nhân gây ra tính trạng chói.
– Tròng kính cận chống nước: Tròng kính chống nước sẽ giúp người mắc bệnh cận thị tránh được nguy hiểm khi gặp mưa. Loại mắt kính tốt sẽ được thiết kế giúp chống nước, không làm cản trở tầm nhìn của người đeo.
– Tròng kính cận chống xước: Việc tròng kính được chống xước sẽ giúp người đeo không bị khó chịu bởi những vết trầy xước cũng như làm tăng tính thẩm mỹ của đôi kính.
– Tròng kính cận chống bám bụi: Việc bụi bám trên bề mặt tròng kính sẽ khiến đôi mắt dễ bị n.hiễm t.rùng. Hiện nay, các loại tròng kính cận chống bám bụi vô cùng phổ biến, giúp đôi kính của bạn sạch sẽ hơn.
– Tròng kính chống ánh sáng xanh, chống tia UV: Tia UV và ánh sáng xanh là những tác nhân gây hại cho mắt, do đó người mắc tật cận thị cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các loại ánh sáng này.
Việc chọn lựa gọng kính vô cùng quan trọng, bởi kính sẽ gắn liền với đôi mắt của bạn suốt cả ngày – Ảnh: businessinsider
1.4. Chọn kính cận áp tròng
Hiện nay, có khá nhiều thương hiệu và nhiều loại kính áp tròng dành cho người cận thị. Người bệnh cần được bác sĩ chẩn đoán xem dùng loại kính áp tròng nào là phù hợp. Theo đó, bạn có thể lựa chọn kính áp tròng cứng hoặc kính áp tròng mềm khác nhau.
2. Khi nào cần đeo kính cận thị?
Các chuyên gia từ Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ (AOA) giải thích rằng, khi bị bị cận thị ở bất kỳ mức độ nào cũng nên được điều trị nhằm kiểm soát tình trạng cận thị. Kính đa tròng có thể giúp tình trạng bệnh không tiến triển nặng hơn, hoặc cũng có nhiều lựa chọn khác nhau như kính áp tròng hoặc kính gọng cận thị đơn.
Khi nào cần đeo kính cận thị? – Ảnh: johnoconnor
Vậy khi nào bạn cần đeo kính cận thị? Đó là khi mắt có các triệu chứng cho thấy bạn cần phải đeo kính để cải thiện tình trạng sức khỏe mắt, bao gồm:
– Mờ mắt
– Tầm nhìn kép, nhìn đôi
– Nhìn thấy mọi mắt mờ hoặc mơ hồ
– Nhức đầu
– Thường xuyên nheo mắt
– Mỏi mắt
– Nhìn thấy hào quang hoặc quầng sáng xung quanh vật thể sáng
– Tầm nhìn kém đi, các vật nhìn bị biến dạng
– Tầm nhìn lái xe ban đêm kém
Theo AOA, hiện có hơn 150 triệu người ở Mỹ đang phải đeo một số loại kính hiệu chỉnh tầm nhìn. Trong số đó có khoảng 37 triệu người đeo kính áp tròng. Do đó, nếu mắt bạn bị cận thị và cần phải dùng kính, đừng lo lắng vì đây là phương pháp vô cùng phổ biến.
Nếu bạn có lo lắng về sức khỏe của mắt, hay bắt đầu bắt cách thăm khám với bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán ngay hôm nay.
3. Các loại kính cận thị
Hiện nay, có khá nhiều các loại kính cận thị phù hợp với nhu cầu của bạn, nhất là với đặc thù công việc và sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Bạn có thể bắt đầu quyết định đeo kính cận thị từ việc lựa chọn các loại sau:
3.1. Kính gọng cận thị
Kính gọng là lựa chọn phổ biến nhất hiện nay để điều trị tật khúc xạ cận thị của mắt, bởi sự tiện lợi và giá thành rẻ. Kính gọng cận thị giúp người dùng không gặp khó khăn khi tháo rời hoặc vệ sinh kính, do đó giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh n.hiễm t.rùng ở mắt. Loại kính này cũng giúp hạn chế được tình trạng khô mắt.
Ngoài ra, kính gọng cận thị cũng tiết kiệm hơn dùng kính áp tròng do thời gian sử dụng lâu dài, cho đến khi bạn muốn thay mắt kính mới.
Kính cận áp tròng là loại kính có đặc trưng nhỏ, được đeo sát mắt và cũng giúp chữa tật khúc xạ cận thị – Ảnh: AOA
3.2. Kính cận áp tròng
Kính cận áp tròng là loại kính có đặc trưng nhỏ, được đeo sát mắt và cũng giúp chữa tật khúc xạ cận thị. Hiện nay, có 2 loại kính áp tròng cứng và mềm; kính cận áp tròng cứng thường được dùng cho người bị cận thị nặng và loại kính này dùng được trong thời gian khá dài; kính áp tròng mềm thường có hạn sử dụng ngắn hơn, có loại chỉ dùng 1 ngày hoặc 1 tuần.
3.3. Kính bơi cận thị
Kinh bơi cận thị là loại kính được dùng trong thời gian dưới bể bơi của người mắc bệnh cận thị. Loại kính này thường được thiết kế nhỏ gọn và thường được sản xuất với chất liệu cao cấp để không gây hại cho mắt. Việc dùng kính bơi đúng độ cận thị sẽ giúp hoạt động bơi lội thoải mái hơn cũng như giúp người đeo an toàn hơn trong các hoạt động dưới bể bơi.
3.4. Kính cận thị bảo hộ
Những người mắc tật khúc xạ cận thị làm việc thường xuyên trong môi trường ô nhiễm hoặc chứa nhiều khói bụi thì kính đeo thiết kế bảo hộ là vô cùng cần thiết. Đây là sáng kiến mới thông minh, giúp người cận thị ngăn ngừa được sự tác động của môi trường làm việc đến mắt.
Hiện nay, có khá nhiều kiểu dáng cho kính cận thị bảo hộ, bạn có thể lựa chọn kiểu dáng và giá thành phù hợp với mong muốn.
3.5. Kính mát cho người cận thị
Kính mát cận thị, kính clip-on và kính đổi màu là 3 sự lựa chọn của người bị cận thị khi muốn dùng kính mát.
Kính mát cận thị: Là loại kính râm nhưng được thiết kế có độ cận. Về bản chất của kính mát cận thị, đây là loại kính có độ được nhuộm hoặc phủ lên trên một lớp có màu sắc.
Kính clip-on: Là loại kính mát cận, được lắp bên ngoài chiếc kính cận thị thông thường.
Kính đổi màu: Nghĩa là khi đi ra bên ngoài, kính cận này có thể đổi màu và sẽ trở lại trong suốt khi vào trong nhà. Tùy vào các loại tròng kính khác nhau và việc đổi màu có thể mất từ 30 giây cho tới 5 phút.
Khám mắt ở cửa hàng kính ‘biến’ trẻ viễn thị thành cận thị, bác sĩ chuyên khoa mắt giật mình
“Đang được đeo kính cận 2 độ nhưng khi được kiểm tra lại bằng các phương pháp soi đồng tử, tra thuốc liệt điều tiết thì trẻ lại bị viễn thị. Điều này vô cùng nguy hiểm”.
Đây là chia sẻ của Ths. BS Đặng Thị Như Quỳnh, PGĐ BV Mắt Quốc tế DND với phóng viên bên lề hội thảo “Cập nhật các kỹ thuật triển khai tại bệnh viện” vào chiều muộn ngày 27/11.
Đeo kính cận nhưng thực chất là viễn
Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, tại Việt Nam có khoảng 3 triệu t.rẻ e.m độ t.uổi từ 0 – 15 mắc các tật khúc xạ. Một nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội khảo sát 250 bệnh nhân từ 5 – 18 t.uổi cũng cho thấy, tỉ lệ xuất hiện tật cận thị cao nhất là ở học sinh tiểu học, chiếm 55,2%. Trong đó, trẻ thành thị bị cận thị cao hơn nông thôn, liên quan đến không gian sống ngày càng chật hẹp và trẻ thường xuyên phải nhìn gần.
Nếu không có thói quen khám mắt định kỳ để phát hiện và có kế hoạch quản lý khoa học, tật khúc xạ không chỉ đơn thuần làm suy giảm thị lực mà còn là một trong những nguy cơ hàng đầu gây khiếm thị và mù lòa bởi những tổn hại của nhãn cầu do tật khúc xạ gây ra (nhược thị, thoái hóa hắc võng mạc, bong võng mạc, đục thủy tinh thể, glocom góc mở…).
Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay, diễn ra tình trạng cha mẹ quá bận hoặc thiếu hiểu biết, thường cho con đến cửa hàng kính thuốc để đo mắt, đeo kính. Họ lầm tưởng chỉ cần máy đo khúc xạ là có thể xác định được tình trạng khúc xạ của con. Tuy nhiên, đây là cách hiểu hết sức sai lầm gây những hệ luỵ khôn lường, bởi ở những nơi này thường không có bác sĩ chuyên khoa mắt.
Ths. BS Đặng Thị Như Quỳnh
Chia sẻ về vấn đề này, Ths. BS Đặng Thị Như Quỳnh cho biết, trong quá trình khám bản thân bà gặp nhiều trường hợp bị đeo kính sai số dù tỷ lệ này không còn nhiều như 3- 5 năm trước.
BV từng tiếp nhận những bệnh nhân ở Lạng Sơn, Lào Cai…phụ huynh phải đưa con về đây để khám và điều trị do từng đưa con đi cắt kính ở cửa hàng kính thuốc.
“Cá biệt đã gặp những cháu đến viện đang cận 2 độ, chúng tôi tiến hành kiểm tra lại bằng các phương pháp soi đồng tử, tra thuốc liệt điều tiết thì rất bất ngờ các cháu bị viễn thị chứ hoàn toàn không phải cận thị như đang phải mang kính”, Ths. BS Đặng Thị Như Quỳnh cho hay.
Giải thích về trường hợp này, theo BS Quỳnh, là do lực điều tiết ở trẻ rất lớn, khả năng có thể thay đổi biên độ điều tiết lên đến 5-7 đi ốp. Nên các con có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái kia (từ cận sang viễn) nếu mà trung tâm kính không nắm được về kỹ thuật kiểm tra, đo kính thì rất dễ bị sai số.
Rất may, trường hợp bệnh nhân này đến viện sớm nên chưa để lại hậu quả gì nghiêm trọng nhưng cũng phải mất thời gian 2- 3 tháng để giúp trẻ được đeo kính đúng số, lấy lại thị lực.
“Tình trạng đeo kính cận chuyển sang thành viễn khá phổ biến. Vì ở trẻ con khả năng điều tiết lớn nên nếu quy trình khám ngắn không tra liệt điều tiết để kiểm tra số kính chính xác sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng như vậy.
Đây cũng chính là lý do để khám và ra đơn kính cho một cháu khám tật khúc xạ mất rất nhiều thời gian mất cả tiếng đồng hồ, thậm chí tiếng rưỡi vì khoảng thời gian để tra thuốc liệt điều tiết đã rơi vào khoảng 45 phút-1h rồi. Chưa hết có những cháu phải đi tới vài lần mới xác định chính xác độ kính”, BS. Quỳnh cảnh báo.
Ngoài ra, cũng có tình trạng bệnh nhân bị tăng số quá,, có trường hợp lại bị non số, theo BS Quỳnh “cả hai trường hợp đó đều làm cho mắt bệnh nhân bị điều tiết nhiều và nếu để lâu kéo dài bệnh nhân sẽ bị nhược thị”.
Xác định chính xác cận thị phải qua những bước nào?
Theo các bác sĩ chuyên nhãn khoa, nếu người bệnh cắt kính chỉ đơn thuần dựa trên kết quả máy đo khúc xạ mà không được khám và đ.ánh giá theo quy trình chuẩn, thì rất dễ bị đ.ánh giá sai, dẫn tới tình trạng đeo kính sai số.
Do đó, khi đo độ cận hay loạn thị mà bệnh nhân chỉ đọc bảng chữ, kiểm tra bằng máy đo khúc xạ là chưa đủ.
Theo đúng quy trình người bệnh cần nhỏ thuốc liệt điều tiết mắt. Việc nhỏ thuốc mất thời gian chờ đợi nên nhiều cửa hàng bán kính bỏ qua công đoạn khám và đ.ánh giá. Điều đó khiến cho nhiều trường hợp bị “cận thị giả” vẫn được kê đơn đeo kính.
Để ra được đơn kính chính xác cho trẻ cần phải có những quy trình chuẩn
“Sau khi có tác dụng của thuốc rồi người khám sẽ được kiểm tra lại và so sánh khúc xạ giữa trước khi tra và sau tra thuốc liệt điều tiết có sự khác biệt hay không? Nếu bệnh nhân có sự khác biệt nhiều, bác sĩ nhãn khoa phải kê một đơn thuốc liệt điều tiết cho bệnh nhân về nhà tra, một tuần sau đến đo lại…Do đó, Ths. BS Đặng Thị Như Quỳnh nhấn mạnh, người dân đi khám tật khúc xạ (đặc biệt đối với trẻ) phải được thực hiện đầy đủ các bước cụ thể sau: đầu tiên bác sĩ sẽ khám khúc xạ (chỉ chữ, đo máy khúc xạ, soi mắt…), sau đó tra thuốc liệt điều tiết và chờ theo dõi (thời gian khoảng 45- 1h).
Có những bệnh nhân mất 3-4 lần khám trong 2-3 tuần mới có thể quyết định ra được một đơn kính chính xác”, Ths. BS. Như Quỳnh nhấn mạnh.
Đáng lưu ý, việc đeo kính không đúng chỉ định trong thời gian ngắn cũng khiến bệnh nhân mỏi mắt, nhức đầu, buồn nôn, không tập trung, ảnh hưởng tới học tập và công việc… Nếu đeo kính cận sai số kéo dài, tình trạng này có thể tăng nặng hoặc dẫn đến bệnh khác nguy hiểm hơn như nhược thị, mất thị lực (mù mắt- PV).
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, trẻ nhỏ và người lớn xuất hiện các biểu hiện như hay nheo mắt, chảy nước mắt khi nhìn, xem tivi hoặc đọc sách… cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa điều trị kịp thời. Người cận thị nên đi khám định kỳ 3-6 tháng/lần để kịp thời điều chỉnh số kính phù hợp.