Cà gai leo là thảo dược được sử dụng khá phổ biến, nhất là trong hỗ trợ điều trị bệnh về gan. Tuy nhiên, cũng có không ít người băn khoăn rằng, việc sử dụng cà gai leo có gây tác dụng phụ hay không?
Cà gai leo là cây thảo dược mọc ở khắp nơi trên nước ta, từ đồng bằng ven biển cho tới trung du, miền núi. Hiện nay, cà gai leo được trồng ở nhiều nơi như: Thái Bình, Nghệ An, Thanh Hóa…
Cà gai leo vốn là cây thuốc nam quý, đã được nhiều nguồn tài liệu y học cổ truyền và các nghiên cứu khoa học chứng minh công dụng chữa trị các bệnh về gan. Nhờ nhiều đặc tính quý mà cà gai leo được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị viêm gan, ngăn ngừa xơ gan, giải độc gan, hạ men gan…
Bài Viết Liên Quan
- Biện pháp để phát hiện sớm bệnh ung thư gan
- Phú Yên: Số ca sốt rét và sốt xuất huyết tăng “chóng mặt”
- Tác hại khi sử dụng quá nhiều chanh
Từ các bài thuốc dân gian hiệu nghiệm, các nhà khoa học dược đã phân tích thành phần hóa học, tác dụng dược lý của nó. Cà gai leo chứa rất nhiều hoạt chất glycoalkaloid là dược liệu ưu việt có tác dụng chống viêm gan, nhất là viêm gan virus B, ức chế sự phát triển của xơ gan.
Cùng với các nghiên cứu về tác dụng dược lý thì có nhiều công trình khoa học khác nghiên cứu về độc tính cấp và bán trường diễn của cà gai leo, và đều khẳng định nếu ở dạng chiết xuất toàn phần (dạng cao) thì cà gai leo không có độc, không có tác dụng phụ.
Theo các chuyên gia dược học, nếu sử dụng cà gai leo ở dạng dịch chiết thì rất an toàn cho người sử dụng, còn với việc sử dụng ở dạng thô, đun sắc nước uống thì cần phải tuân thủ liều lượng hợp lý (khoảng 20-30g mỗi ngày) cũng như thời gian sử dụng phù hợp với bệnh lý thì mới đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Những tác dụng bất ngờ với lá gan của cà gai leo
Cà gai leo là dược liệu có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như: viêm gan virus, xơ gan, men gan cao… đã được cả y học cổ truyền và khoa học hiện đại ghi nhận.
Tìm hiểu về cây cà gai leo
Cây cà gai leo còn có những tên gọi khác như cà dây leo, cà quýnh, gai cườm, cà lù, cà vạnh… Tên khoa học là Solanum hainanense – Hance Solanaceae.
Cà gai leo là cây thân nhỏ, sống nhiều năm, mọc leo lên thân cây khác hoặc thành bụi dưới mặt đất. Cây phân nhiều cành, nhiều nhánh, cao trung bình từ 0,6 – 1m. Thân cây nhẵn, hóa gỗ, có nhiều gai cong màu vàng, có lông mịn bao phủ. Lá mọc so le hình bầu dục hay thuôn, phiến lá nông, không đều, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới nhạt, có phủ lông tơ màu trắng, cả hai mặt đều có gai ở gân chính. Hoa màu trắng, mọc thành xim. Quả hình cầu, nhẵn, khi chín có màu đỏ tươi. Hạt dẹt, màu vàng.
Cà gai leo được phân bố ở nhiều nơi từ đồng bằng ven biển cho tới trung du, miền núi. Một số nơi phân bố cà gai leo như các tỉnh Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị cho tới một số nơi ở đồng bằng Nam Bộ. Cây thu hái quanh năm, sau khi thu hái rửa sạch, thái nhỏ, phơi hoặc sấy khô để sử dụng
Công dụng của cà gai leo trong hỗ trợ điều trị bệnh gan
Cà gai leo là dược liệu rất được ưa chuộng hiện nay bởi công năng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm gan virus, xơ gan, men gan cao… đã được cả y học cổ truyền và khoa học hiện đại ghi nhận.
Sở dĩ cà gai leo có nhiều công dụng với sức khỏe như vậy là do cà gai leo có rất nhiều thành phần quý giá.
Rễ và lá cà gai leo mọc ở Việt Nam có cholesterol, – sitosterol, lanosterol, dihydrolanosterol. Ngoài ra, rễ chứa 3 – hydroxyl – 5 – pregnan – 16 – on, rễ và lá có solasodenon. Hai chất solasodin và neoclorogenin còn thu được sau khi thủy phân dịch chiết rễ (Hoàng Thanh Hương 1980).
Các nhà khoa học đã phân tích thành phần hóa học thấy alkaloid, glycoalcaloid, saponin, Flavonoid, acid amin và sterol, trong đó nhân glycoalcaloid có tỷ lệ nhiều hơn cả.
Dưới đây là một số công dụng cụ thể của cà gai leo trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan:
Viêm gan B
Trong đề tài luận án tiến sĩ y học năm 1999 của BS. Trịnh Thị Xuân Hòa (Viện Quân y 103) thử nghiệm chiết xuất cà gai leo trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động cho thấy cà gai leo có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh, làm giảm nồng độ virus trong m.áu.
Men gan cao
Ngay từ những năm đầu của thập niên 80, cà gai leo đã được cố GS. Phạm Kim Mãn (Viện Dược liệu Trung ương) nghiên cứu chứng minh có tác dụng làm hạ men gan cao rất rõ rệt chỉ sau 2 tháng sử dụng.
Xơ gan
Hai công trình nghiên cứu của Viện Dược liệu Trung ương từ năm 1987-2000 đã công bố cà gai leo với hoạt chất glycoalkaloid có tác dụng ức chế sự sinh tổng hợp sợi collagen trong tế bào gan nên giúp ức chế hình thành các tổ chức xơ hiệu quả.
Nhiễm độc gan
Các hoạt chất trong cây cà gai leo có tác dụng cao trong việc bảo vệ gan khỏi các chất độc hại ngoài môi trường, hạn chế các tổn thương gan và giải độc gan rất nhanh chóng.
Ảnh hưởng của rượu bia
Tác dụng không ngờ của cà gai leo là giải rượu. Tác dụng này có được là do các hoạt chất quý trong cà gai leo mang đến khả năng tăng cường hoạt động của gan, đào thải độc tố tốt hơn.