Bánh mì trắng là một món ăn thông dụng rất được ưa chuộng, thậm chí được sử dụng như món chính trong thực đơn hàng ngày của nhiều người. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Bánh mì trắng được làm từ bột lúa mì hay bột mì và thường được trộn với bột nở để tạo độ phồng cho bánh. Hầu hết các loại bánh mì trắng đều được làm từ các loại bột tinh luyện do đó mặc dù chứa nhiều carbohydrate, cung cấp bột đường và chất béo nhưng bánh mì trắng lại thiếu chất khoáng, chất xơ, protein và các vitamin cần thiết.
Bài Viết Liên Quan
- Những nguy cơ khi gây tê mổ đẻ
- Thông điệp mới trong phòng, chống HIV/AIDS
- “Uống thuốc hại gan”: Những nhận thức chưa đúng và đủ
Bên cạnh đó, bánh mì trắng chứa một lượng lớn natri và có chỉ số glycemic (chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn của thực phẩm) cao, tinh bột đã được tinh chế trong loại bánh mì này rất dễ hấp thụ vì vậy có thể chuyển hóa hoàn toàn thành đường một cách dễ dàng.
Do đó, nếu ăn quá nhiều bánh mì trắng cùng lúc sẽ dễ khiến lượng đường trong m.áu tăng cao, đồng thời gây khó khăn cho gan trong quá trình chuyển hóa, dẫn đến tích tụ chất béo ở gan. Đây là một trong số những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.
Các loại bánh mì trắng chúng ta thường sử dụng (bánh mì ổ, bánh mì sandwich) chứa khoảng 67 calo cho mỗi lát 25g. Người bình thường mỗi ngày cần nạp từ 1500 đến 2500 calo, do vậy, để đảm bảo khẩu phần ăn khoa học, mỗi lần chỉ nên sử dụng từ 2 đến 3 lát bánh mì và chỉ nên ăn vào buổi sáng hoặc dùng trong bữa ăn nhẹ. Không nên ăn bánh mì vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ vì sẽ làm tích tụ năng lượng dư thừa thành mỡ tại eo, bụng, đùi và tích trữ cả ở trong gan, gây ảnh hưởng chức năng gan.
Thay vì sử dụng nhiều các loại bánh mì trắng, nên thử lựa chọn thay thế bằng các loại bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì đen.
Ngũ cốc nguyên hạt do giữ lại được lớp cám bên ngoài nên chứa nhiều loại dưỡng chất mà ngũ cốc tinh chế không thể có được. Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ tan và không tan, cả hai chất này đều mang đến những lợi ích cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Bên cạnh đó, còn có vitamin nhóm B, điển hình là niacin, thiamine, folate; khoáng chất: kẽm, sắt, magie, mangan; các loại protein có nguồn gốc từ thực vật dễ hấp thu; nhóm các hợp chất thực vật: polyphenols, stanols và sterol…
Bánh mì trắng và bánh mì đen: Loại nào tốt hơn?
Bánh mì là một món ăn sáng phổ biến. Nó làm tăng cảm giác no và cũng cho phép mọi người thử nghiệm các công thức nấu ăn khác nhau. Bạn nướng bánh mì và phết một ít bơ lên hoặc làm bánh mì sandwich.
Bánh mì trắng – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Bánh mì là bữa sáng cần thiết để bổ sung năng lượng và khởi động ngày mới, đặc biệt là khi bạn đang vội.
Có một số loại bánh mì có sẵn trên thị trường. Ngoài ra, bánh mì trắng là loại bánh mì truyền thống và được tiêu thụ phổ biến nhất. Nhưng những người trên thế giới đang chuyển từ trắng sang nâu, vì những lợi ích sức khỏe của biến thể màu nâu.
Đó là vì gạo lứt, đường nâu được coi là tốt cho sức khỏe hơn các phiên bản chế biến trắng của chúng.
Điều này khiến nhiều người thắc mắc, đâu mới thực sự là phương pháp thay thế lành mạnh hơn giữa hai loại này?
Giá trị dinh dưỡng
Bánh mì đen – SHUTTERSTOCK
Bánh mì nâu (còn gọi bánh mì đen) được làm bằng lúa mì nguyên cám, còn nguyên lớp vỏ bên ngoài. Điều này làm cho bánh mì nâu bổ dưỡng hơn và giàu chất xơ hơn so với bánh mì trắng.
Bánh mì nâu chứa nhiều vitamin B-6 và E, magiê, a xít folic, đồng kẽm và mangan. Để làm bánh mì trắng, bột mì được tẩy trắng bằng cách sử dụng các hóa chất như benzoyl peroxide, clo dioxide và kali bromat để làm cho bột mì có màu trắng hơn. Tinh bột tinh chế được thêm vào trên cùng của bột. Nhưng những hóa chất này được sử dụng với một lượng nhỏ và không nguy hại đến sức khỏe, theo Times of India.
Bánh mì trắng ít chất xơ và các chất dinh dưỡng khác nhưng lại chứa nhiều canxi hơn bánh mì nâu.
Số lượng calo
Bánh mì trắng chứa nhiều calo hơn bánh mì nâu. Nhưng sự khác biệt về lượng calo là không lớn. Một lát bánh mì trắng chứa 77 calo, trong khi một lát bánh mì nâu chứa 75 calo.
Bên cạnh đó, bánh mì nâu có chỉ số đường huyết thấp so với bánh mì trắng.
Loại nào tốt hơn?
Về hàm lượng calo, không có nhiều sự khác biệt giữa hai loại bánh mì. Khi nói đến chất dinh dưỡng, bánh mì nâu chắc chắn có nhiều chất dinh dưỡng hơn bánh mì trắng. Nhưng không phải tất cả các loại bánh mì nâu có sẵn trên thị trường đều tốt cho sức khỏe. Các nhà sản xuất đôi khi thêm màu vào bánh mì trắng để làm cho nó có màu nâu.
Nếu bạn chọn ăn bánh mì nâu thì hãy tìm từ caramel trong danh sách các thành phần. Điều này cho thấy rằng màu được thêm vào bánh mì. Nếu thuật ngữ “lúa mì nguyên hạt” được đề cập trong danh sách các thành phần, điều đó có nghĩa là nó chứa mầm và cám của hạt lúa mì, theo Times of India.