Trong những ngày giá lạnh, thời tiết hanh khô vào mùa đông, nhiều người e sợ khi đột nhiên thấy bị giật điện khi vô tình chạm vào nắm cửa, co kéo chăn, bật công tắc đèn, hoặc vô tình chạm vào đồ vật kim loại, …
Đây chính là hiện tượng tĩnh điện và chúng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Thông thường, yếu tố tĩnh điện từ quần áo, chăn chủ yếu do nguyên liệu, tính chất lý hóa của các loại xơ sợi bên trong. Tĩnh điện là hiện tượng xảy ra do mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu.
Bài Viết Liên Quan
- Omega 3 loại nào tốt nhất hiện nay?
- Tinh dầu hoa anh thảo: Lợi ích sức khỏe và tác dụng phụ
- Vụ học sinh trường tiểu học nghi ngộ độc: Phụ huynh bức xúc tố nhà trường thiếu trách nhiệm
Hiện tượng tĩnh điện vào mùa đông dẫn đến việc “bị giật” khi chạm vào các đồ vật hoặc người khác. Tuy nhiên, điều này không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Ảnh: APP
Trong quá trình ma sát có thể gây ra hiện tượng tĩnh điện. Khi hai vật liệu tiếp xúc nhau, điện tích sẽ chuyển từ vật này sang vật kia, dẫn tới sự dư thừa điện tích dương trên một vật, và thừa điện tích âm ở vật còn lại.
Mọi người có thể cảm nhận thấy sự mất cân bằng điện tích trong lúc mặc hoặc co kéo quần áo, chải đầu bằng lược nhựa, hoặc một số hành động cọ xát khác. Cơ thể người còn là một bộ máy điện hóa rất đặc biệt, nên có thể tạo ra một lượng điện năng siêu nhỏ, đủ gây cảm giác hơi tê tê khi vô tình ma sát với một vật nào đó.
Đó cũng là lý do vì sao khi ban vô tình chạm vào tay nắm cửa bằng kim loại, điện tích âm trên cơ thể sẽ tiếp tục tăng lên cho đến khi đủ sản sinh ra lượng điện yếu cho phép tích điện giữa bàn tay và tay nắm cửa đột ngột lóe tia lửa, cảm giác hơi tê tay.
Mặt khác, không khí nóng giữa được độ ẩm cao hơn, đó cũng là lý do tại sao những cú sốc tĩnh điện thường ít gặp hơn trong mùa hè. Ngoài ra, một số vật liệu thường gây tĩnh điện như cao su, nylon, vải sợi tổng hợp, tóc, lông thú, kim loại, …
Giải pháp phòng tránh tĩnh điện
Tăng cường độ ẩm cho không khí
Vào mùa đông, độ ẩm trong không khí thường khá thấp. Do đó, để hạn chế hiện tượng tĩnh điện khi ở nhà, bạn có thể sử dụng máy phun sương tạo ẩm.
Chất liệu quần áo
Các chuyên gia cho rằng, mặc đồ có chất liệu sợi tổng hợp như polyester, nylon có thể dễ dẫn tới tĩnh điện, do đó mọi người nên sử dụng quần áo có chất liệu vải tự nhiên như cotton.
Ngoài ra, việc ngâm với nước xả vải cũng có thể giúp làm mềm quần áo và ngăn tĩnh điện. Phơi khô tự nhiên thay vì sấy quần áo cũng giúp giảm nguy cơ tĩnh điện hơn.
Hạn chế đi giày cao su
Đây là chất cách điện mạnh, làm tăng khả năng gây tĩnh điện khi bạn vô tình đi qua tấm thảm bằng len hoặc nylon. Các chuyên gia của Đại học Birmingham cho hay, giày da sẽ là một lựa chọn hoàn hảo vào mùa đông để tránh hiện tượng tĩnh điện.
Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên
Duy trì và tăng cường độ ẩm cho làn da là một cách tuyệt vời để tránh gây tĩnh điện trong điều kiện thời tiết hanh khô. Mọi người có thể thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên, đặc biệt là khi mặc quần áo có chất liệu như polyester, nylon.
Củ cải – món ăn mùa đông
Củ cải được xem như một thực phẩm “chữa bệnh” với nhiều tác dụng cho sức khỏe con người trong mùa đông.
Tục ngữ Trung Quốc có câu “mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng”. Câu nói đó cho thấy tầm quan trọng của việc ăn củ cải vào mùa đông. Mỗi cách chế biến củ cải khác nhau sẽ mang lại hiệu quả đa dạng. Vậy, vào mùa đông, nên ăn củ cải như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Củ cải chưng đường phèn giúp nhuận phổi, trị ho, hoặc ăn sống cũng có tác dụng tương tự, vì củ cải có tính mát lại chứa nhiều nước. Ngoài ra, mùa đông thời tiết hanh khô, nên ăn củ cải chưng đường phèn có thể làm giảm tình trạng khô môi, nứt nẻ.
Củ cải ngâm mật ong có thể làm dịu cơn đau họng. Do chứa lượng mù tạt nhất định nên củ cải có vị cay tự nhiên. Nhờ khả năng tiêu viêm, kháng viêm vốn có của củ cải, nên vào mùa đông, những ai bị đau họng, nghẹt mũi do cảm lạnh có thể tự làm “kẹo củ cải” để “xử lý” các triệu chứng trên.
Củ cải có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Metaherb
Ăn củ cải sống giúp thúc đẩy tiêu hóa, hỗ trợ giải rượu. Hàm lượng enzyme amylase trong củ cải trắng rất cao, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa nóng ruột và đẩy nhanh quá trình bài tiết chất độc acetaldehyde sinh ra từ bia rượu. Củ cải trắng còn chứa nhiều vitamin C, giúp cải thiện chức năng gan.
Thịt kho củ cải giúp giảm nóng trong, tiêu đờm. Vào mùa đông, người dân thường ăn nhiều thịt nên dễ có đờm và bị nóng. Khi ăn thịt lợn nấu củ cải hoặc thịt bò hầm củ cải, thịt cừu hầm củ cải…, cơ thể không những đỡ nóng trong mà còn được bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng.
Uống trà pha bằng lá củ cải, có tác dụng dưỡng nhan, làm đẹp da. Lá củ cải trắng rất giàu các loại vitamin A, vitamin C… Đặc biệt, hàm lượng vitamin C trong lá củ cải cao gấp 4 lần lượng vitamin C trong thân rễ. Vitamin C có thể ngăn ngừa lão hóa da, hình thành các vết nám, giữ cho làn da luôn trắng sáng và mềm mại.
Nói chung, ăn củ cải có lợi cho sức khỏe, không chỉ giúp thúc đẩy nhu động ruột, tốt cho tiêu hóa, giúp đào thải chất cặn bã trong cơ thể, mà còn giúp giảm mỡ m.áu, làm mềm mạch m.áu, giảm thiểu khả năng phát sinh bệnh xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, có một loại rau nữa cũng nên thường xuyên được ăn vào mùa đông, đó là bắp cải. Hàm lượng vitamin C có trong bắp cải cao gấp 3,5 lần so với cà chua và có hàm lượng canxi gấp đôi dưa chuột.
Bắp cải còn chứa rất nhiều nguyên tố như molypden và mangan, những vi chất không thể thiếu giúp sản sinh các hoạt chất như enzyme và hormone. Những hoạt chất này giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đồng thời, lượng lớn vitamin C trong bắp cải giúp con người nâng cao khả năng phòng tránh bệnh ung thư.